Tượng bằng đá ngọc màu xanh, loại đá nổi tiếng trên thế giới mệnh danh là “ngọc Bắc cực” (Polar jade) - tìm thấy dưới rặng núi British Columbia (Canada) quanh năm tuyết phủ. Đá đặc biệt sáng bóng và cứng chắc hơn bất cứ loại ngọc thạch nephrite nào trên thế giới. Chính pho tượng Phật ngọc vì hòa bình thế giới trước đây cũng tạc từ loại đá quý nói trên. Nay tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng lấy chất liệu từ cùng một mỏ đá ấy, với khối lượng nặng đến 4,5 tấn, do pháp vương Gyalwang Drukpa cùng 108 vị lạt ma chú nguyện và làm lễ khởi công tạo tượng tại tổ đình Vĩnh Nghiêm - TP.HCM ngày 5.7.2012 .
Qua hơn 120 ngày, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông lạc thành ngày 10.11 tại xưởng đá Bình Minh (QL13, ngã tư cầu vượt Bình Phước) bởi tập thể nghệ nhân do nhà điêu khắc Đinh Danh Tư chủ trì. Đinh Danh Tư là người có duyên lành với việc tạc pho tượng nghệ thuật độc đáo này. Anh cùng đội ngũ nghệ nhân đã phát tâm ăn chay từ khi bắt tay vào việc cho đến lúc hoàn thành pho tượng với trọng lượng khoảng 4 tấn. Số đá quý còn lại từ khối ngọc cũng được phục chế thành hai chiếc ấn tổ nhà Trần theo nguyên bản. Đồng thời các phần đá khác chế tác thành 100 bộ ấn (mô phỏng theo các ấn nhà Trần) để bán đấu giá theo chương trình của Ủy ban MTTQ VN đưa vào quỹ giúp đỡ người nghèo khó trong nước.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sau ngày lạc thành được cung thỉnh đến thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai) để chiêm bái, tưởng nhớ vị thiền sư khai sinh thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, là vị sơ tổ của thiền phái ấy và là hoàng đế anh hùng của lịch sử Việt Nam. Việc đưa tượng ngọc bích Phật hoàng Trần Nhân Tông ra Hà Nội vào dịp Đại hội Phật giáo Việt Nam toàn quốc trong tuần tới, cũng nhằm kỷ niệm 704 năm ngày mất Phật hoàng.
Giao Hưởng
Nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới ở Bình Dương, ngày 20-9, Báo Bình Dương kết hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lớp đào tạo "Nông dân thành doanh nhân" cho 20 chủ trang trại trồng trọt, chăn nuôi và cán bộ hội của 4...
Thảo luận