. Tham dự hội nghị ở đầu cầu Hà Tĩnh có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Trần Minh Kỳ, Nguyễn Nhật cùng lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thành, thị.
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 có mục tiêu tổng quát là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng XHCN.
Theo đó, cả nước phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, năm 2020 đạt 50% theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thay mặt đầu cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và các thành viên tham dự một số nét chính về quá trình triển khai của tỉnh trong thời gian qua.
Theo đó, cùng với tập trung chỉ đạo xã điểm của trung ương (xã Gia Phố, Hương Khê), UBND tỉnh đã chọn ra 12 xã đại diện cho 12 huyện, thành, thị làm điểm xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia mới nhằm rút kinh nghiệm để triển khai cho các xã còn lại.
Để làm cơ sở cho việc triển khai chương trình, Hà Tĩnh đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn, trước mắt, tiến hành lập quy hoạch, sau đó là triển khai kế hoạch phát triển KT - XH theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tập trung, đưa cơ khí hóa vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và tăng giá trị các sản phẩm.
Hà Tĩnh kiến nghị với Chính phủ cần giao các Bộ, ngành liên quan kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn các Quyết định liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ kinh phí để tỉnh triển khai công tác lập quy hoạch cho 235 xã (ước tính trên 60 tỷ đồng)...
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, vừa vận dụng hướng dẫn của Trung ương vừa vận dụng điều kiện của địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện. Theo đó, cả hệ thống chính trị cần quyết liệt, nỗ lực thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả.
Thủ tướng lưu ý, đây là Chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cụ thể hóa thực hiện một nội dung cơ bản trong Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nếu đạt và vượt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, diện mạo đất nước sẽ thay đổi toàn diện.
Thủ tướng yêu cầu, các địa phương cần lập mục tiêu cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở mục tiêu mà Chương trình mục tiêu quốc gia đã đề ra; cần rà soát hiện trạng, xác định thứ tự ưu tiên các tiêu chí để triển khai thực hiện, trong đó, đặc biệt quan tâm đến giáo dục đào tạo và học nghề, lưu ý đào tạo cán bộ quản lý xây dựng nông thôn mới ở xã.
Về tổ chức chỉ đạo thực hiện, Thủ tướng đề nghị các địa phương cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Chương trình phải được thực hiện bằng sức mạnh tổng hợp, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Do đó, cần triển khai quyết liệt với các giải pháp đồng bộ, có lộ trình bước đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
Hải Xuân
Theo Tạp chí Người Tiêu Dùng THÁNG 10 CÓ 3 NGÀY LỄ LỚN: NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM (13/10), NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10), NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10). TẠP CHÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN BIẾT CÓ CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ KHOA HỌC, NHÀ TƯ VẤN DOANH...
Ý kiến bạn đọc