Sự hợp tác ngày càng rộng rãi với xu thế mở ra trên qui mô toàn cầu có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước, cũng như của các tiểu khu vực và khu vực. Sự ra đời của các khối kinh tế trên các châu lục hoặc liên châu lục phát triển hết sức mạnh mẽ trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Các sự kiện trên đã thúc đẩy tiến trình khu vực hóa và quốc tế hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, dẫn đến đòi hỏi giữa các quốc gia cần có sự hội nhập, giao lưu ngày càng cao trên các lĩnh vực trao đổi công nghệ, thông tin, nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của nhau và đầu tư.
Để có khả năng hội nhập, đầu tư và phát triển tốt, một trong những điều có ý nghĩa quyết định, đó là đường hàng hải và hệ thống các cảng biển nước sâu có khả năng đảm bảo cho việc xuất nhập khẩu các sản phẩm, nguyên liệu của hệ thống các khu công nghiệp phức hợp, của các vùng rộng lớn trong nước và khu vực. Các nước phát triển và đang phát triển đã và đang phát huy hết khả năng hệ thống cảng biển và kinh tế vùng duyên hải như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… Đặc biệt, các nước mới phát triển hầu hết ở châu Á đều có chiến lược bố trí các khu vực đại công nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế vùng duyên hải và sự ủng hộ hùng hậu của hệ thống cảng biển.
Trên cơ sở phân tích vị trí chiến lược của Việt Nam trong sự bùng nổ và phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời chú ý vai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển kinh tế vùng duyên hải cùng hệ thống cảng biển nước sâu của các quốc gia trong việc hội nhập với thế giới bên ngoài, tháng 02/1992, chúng tôi đã quyết định vạch ra và thực hiện một chương trình nghiên cứu các điều kiện tự nhiên cũng như các luận cứ khoa học để phát hiện và lựa chọn các vị trí có thể xây dựng cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp dọc bờ biển miền Trung, vì đây là khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng và tiềm năng to lớn trong việc phát triển kinh tế biển của đất nước và khu vực Đông Nam Á trong các thập kỷ tới của thế kỷ XXI.
Việc nghiên cứu được thực hiện suốt dải ven biển năm tỉnh thành phố, với 12 cửa biển và vũng, vịnh: các cửa Qui Nhơn, Đề Gi, An Dũ, Tam Quan (tỉnh Bình Định); Sa Huỳnh, Trà Câu, Cửa Đại, Sa Kỳ và vũng Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); cửa Kỳ Hà, vịnh Đà Nẵng (tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ); vũng Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tháng 09/1992, sau khi phân tích các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện khu vực vũng Dung Quất, vũng Chân Mây và Nhơn Hội có đủ các điều kiện ưu việt để xây dựng thành cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp. Các kết quả nghiên cứu và phát hiện này được lần lượt trình bày lên các nhà chức trách địa phương và Chính phủ. Đồng thời thông qua đó cũng nhận được sự nhận được và đánh giá cao của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng như các nhà khoa học, các chuyên gia và các tập đoàn tư vấn lớn của quốc tế như: Nhật Bản, Canada, Pháp, Mỹ,…
Bước ngoặt từ Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội
Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp Dung Quất đã đặt nền móng cho sự hình thành khu kinh tế biển Dung Quất và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kéo dài từ Liên Chiểu (Quảng Nam - Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi). Sự kiện này đã đưa nền kinh tế các tỉnh miền Trung bước vào thời kỳ phát triển mới về chiến lược trên con đường đuổi kịp và hội nhập vào các khu vực của đất nước cũng như tiểu vùng sông Me Kong. Từ nay trên dải đất miền Trung nghèo khổ đã bắt đầu xuất hiện một cảng biển nước sâu quốc tề và khu công nghiệp phức hợp thuộc loại lớn bậc nhất của đất nước. Thông qua sự phát triển khu công nghiệp phức hợp Dung Quất khuyến khích và thúc đẩy các ngành sản xuất hướng ngoại liên kết chặt chẽ và hỗ trợ thích hợp các trung tâm công nghiệp ở miền Trung dẫn đến sự hình thành trục công nghiệp tổng hợp dọc theo vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Dung Quất.
Trong các giai đoạn tiếp theo cùng với sự phát triển của đường 24 và 14, khu này hình thành trục thương mại Đông - Tây. Rõ ràng trong giai đoạn đầu Dung Quất phát triển theo hướng đại công nghiệp và sau đó vai trò thương mại của nó tăng lên. Việc nối liền Đà Nẵng với Dung Quất đã tạo nên một xương sống về công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Sự ra đời cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp - thương mại - dịch vụ Chân Mây đã dẫn đến sự hình thành khu kinh tế biển Chân Mây và sự mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ra đến Thừa Thiên - Huế. Khu kinh tế biển Chân Mây sẽ tạo nên gạch nối thúc đẩy sự hội nhập giữa Huế và Đà Nẵng, và sẽ dẫn đến sự ra đời thành phố sinh đôi. Đây sẽ là khu Trung tâm đô thị văn hóa lớn nhất ở miền Trung, ở đó sẽ kéo theo sự hình thành các trung tâm công nghệ kỹ thuật cao và công nghiệp - thương mại - dịch vụ và du lịch.
Cụm cảng Chân Mây – Đà Nẵng sẽ trở thành cụm cảng thương mại quốc tế có chức năng đầu mối trung chuyển hàng tổng hợp cho hành lang thương mại Đông - Tây nối với tiểu vùng sông Mê Kông, miền Trung sẽ trở thành trung tâm chế biến thương mại của Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI. Theo sự phân tích của các chuyên gia Nhật Bản (JICA) và nhiều nhà tư vấn quốc tế đã đánh giá hai siêu dự án Dung Quất và Chân Mây cùng với siêu dự án đường cao tốc Huế - Đà Nẵng sẽ thúc đẩy hình thành một trục công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ và đô thị hóa dọc vùng duyên hải miền Trung.
Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp dịch vụ Nhơn Hội đã dẫn đến sự hình thành khu kinh tế biển Nhơn Hội và mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về phía Nam đến Bình Định (đến đường 19). Rõ ràng về phần mình dự án Nhơn Hội như một trong những mắt xích quan trọng không thể thiếu được để dẫn đến việc hình thành trục kinh tế phát triển đô thị công nghiệp - thương mại - du lịch, dịch vụ dọc miền duyên hải của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kéo dài từ Chân Mây - Dung Quất - Nhơn Hội. Nó đóng vai trò các cửa ngõ lớn trên các trục hành lang Đông - Tây nối liền miền Trung Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông, nối Việt Nam với các nước Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới bên ngoài trong sự nghiệp phát triển kinh tế và hội nhập của đất nước.
Thực sự là hòn đá tảng của các khu kinh tế biển
Sự ra đời của các tổ hợp cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội đã thực sự tạo nên các khu kinh tế biển tương ứng và hình thành vùng kinh tế động lực. Nó đã có sức lan tỏa mạnh mẽ ra toàn bộ miền Trung và cả nước. Đến nay, trên toàn bộ các tỉnh ven biển miền Trung đã hình thành và phát triển 10 khu kinh tế là: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông nam Nghệ An (Nghệ An), Vũng Án (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), nam Phú Yên (Phú Yên) và Vân Phong (Khánh Hòa).
Rõ ràng về bản chất các khu kinh tế nói trên đều là các khu kinh tế biển và hòn đá tảng của các khu kinh tế này là tổ hợp cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp. Hiện tại ở miền Bắc và miền Nam cũng đã hình thành một số khu kinh tế theo mô hình nêu trên đó là: khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), khu kinh tế Định An (Trà Vinh). Theo các thông tin thương mại cho biết, đánh giá quá trình đầu tư, phát triển các khu kinh tế miền Trung một số chuyên gia kinh tế Việt Nam thống nhất rằng: “Phát triển các khu vực kinh tế hiện nay là biểu hiện của nền kinh tế mở cửa và sự thành công ở các giai đoạn đầu thời kỳ công nghiệp hóa đất nước.
Đây là một bước đi đúng đắn, thuận lợi nhiều mặt trong quá trình thu hút đầu tư có điều kiện phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở khu vực miền Trung. Nếu so sánh các mô hình phát triển đặc khu kinh tế, khu thương mại tự do và khu kinh tế mở ở các nước, thì hiện nay mô hình các khu kinh tế miền Trung đang có nhiều ưu thế trong quá trình lựa chọn những dự án đầu tư và phát triển kinh tế nhanh, bền vững”.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy con đường đi lên của miền Trung nhằm rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp hai đầu đất nước đã bắt đầu lộ diện, đó là con đường phát triển các khu kinh tế biển với nền đại công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Miền Trung với vai trò vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của mình đã lựa chọn con đuờng phát triển mang tính đặc thù khác với hai đầu đất nước, đang từng bước trở thành xương sống của công nghiệp hóa, đó là công nghiệp năng lượng, lọc dầu, vật liệu xây dựng, sắt thép, đóng tàu, sản xuất máy công cụ, điện lực, hóa dầu, công nghiệp phụ trợ. Điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, tài chính ngân hàng và chuỗi đô thị ven biển phát triển. Đồng thời ra sức phát triển ngành du lịch với sự phát huy to lớn của các di sản văn hóa.
Kết nối sự phát triển của miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng sông Mê Kông
Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội đã dẫn đến sự hình thành các khu kinh tế biển tương ứng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là một vùng hết sức năng động và có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong sự liên kết với các nước tiểu vùng sông Mekong thông qua hệ thống các đường hành lang Đông – Tây là đường 9, đường 49, đường 14B, đường 24, đường 19 và hệ thống cảng biển nước sâu là Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn – Nhơn Hội.
Đây là sự liên kết giữa các khu kinh tế biển và đô thị lớn dọc duyên hải miền Trung như: khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Chân Mây, khu kinh tế biển Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế biển Nhơn Hội cùng hệ thống các đô thị là: Huế, Chân Mây, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Vạn Tường, Quy Nhơn và Nhơn Hội với các nước tiểu vùng sông Mekong: Lào, Campuchia, Thái lan và Myanmar.
Trong bối cảnh lịch sử hiện tại, các khu vực Đông Bắc Campuchia, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Mianma là những khu vực rộng lớn chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực rất lớn. Việc mở đường hành lang Đông – Tây đã tạo điều kiện cho khu vực Đông Bắc Campuchia, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar xuất khẩu các hàng hóa chế biến nông lâm, thổ sản, các vật liệu khai khoáng, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời nhập khẩu máy móc, cơ khí, thiết bị, phân bón, các sản phẩm điện tử, sắt thép, điện, nhiên liệu xăng dầu, các hàng bách hoá gia dụng từ thế giới bên ngoài và duyên hải miền Trung Việt Nam.
Rõ ràng, sự phát triển và giao lưu kinh tế của các nước tiểu vùng sông Mê Kông cần được thực hiện qua một hệ thống hành lang Đông – Tây. Chứ không phải chỉ theo một trục chính là: Mục Đa Hãn - Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng. Điều cần phải tính đến trong tương lai không xa khi sự quá tải của đường hầm Hải Vân xuất hiện, khi này các trục nối tiểu vùng sông MeKong với các khu kinh tế và cảng biển nước sâu Dung Quất qua đường 24, Chân Mây qua đường 9, Nhơn Hội qua đường 19 sẽ trở nên hết sức quan trọng không kém trục chính đã được xác định như hiện nay.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghiệp hóa, hiện đại hóa bùng nổ ở duyên hải miền Trung, với sự hình thành các khu kinh tế biển lớn vào bậc nhất của đất nước cùng sự ra đời vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã làm thay đổi một cách cơ bản chiến lược phát triển kinh tế xã hội của khu vực này.
Sự hội nhập của ba nước Đông dương vào ASEAN cùng với sự liên kết giữa các khu vực của tiểu vùng sông Mê Kông với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thông qua hệ thống hành lang thương mại Đông – Tây; trong đó đường 24 và đường 19 đi qua Tây Nguyên nối liền tiểu vùng sông Mê Kông với các cảng biển nước sâu và các khu kinh tế biển Dung Quất, Nhơn Hội có vai trò chiến lược hết sức to lớn. Nó đặt ra các mối liên kết và làm tiền đề để đưa Tây Nguyên tiến theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với khu vực duyên hải miền Trung và tiểu vùng sông Mekong. Thông qua các cửa khẩu Lao Bảo, Bờ Y và các khu kinh tế biển Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội sẽ hình thành một tứ giác kinh tế phát triển mà các đỉnh của nó là: Nhơn Hội, Chân Mây, Bờ Y, Lao Bảo.
Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng sự hội nhập với duyên hải miền Trung và tiểu vùng sông Mekong sẽ đưa đến một Tây Nguyên giàu có về kinh tế, vững mạnh về chính trị và an ninh quốc phòng, và góp phần to lớn cùng với duyên hải miền Trung tiến kịp hai đầu của đất nước.
Từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế và bị cô lập về địa lý trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, với đường lối đổi mới của đất nước, miền Trung bằng con đường phát triển kinh tế biển với nền đại công nghiệp và du lịch, dịch vụ hiện đại cùng với sự phát huy các di sản văn hóa sẽ góp phần to lớn đưa đất nước vào thế phát triển bền vững ổn định trong thế kỷ XXI.
TS. Trương Đình Hiển
quan trọng, với sự, phát triển, kinh tế, cũng như, của các, nước tiểu, khu vực, và sự, ra đời, trên các, hết sức, trong những, thế kỷ, thúc đẩy, quốc tế, quốc gia, dẫn đến, giữa các, sự hội, vật liệu, sản xuất, đầu tư, khả năng, hội nhập, đó là, hệ thống, và các, cảng biển, nước sâu, các khu, công nghiệp, phức hợp, phát huy, và vùng, duyên hải, nhật bản, thái lan, đặc biệt, các nước
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Dương khuyến khích việc vận dụng mọi nguồn lực tại chỗ để đưa chương trình NTM về đích sớm. Đối với xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên hoàn toàn có thể dựa vào cây cam để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương, tạo tiền đề để hoàn thành kế...
Ý kiến bạn đọc