Dầu ăn - mặt hàng có giá liên tục tăng trong thời gian qua - Ảnh: D.Đ.Minh |
Thực phẩm tăng từ 5-10%
Ngay từ đầu tháng 10, có đến hàng trăm mặt hàng tại các siêu thị đã thông báo tăng giá, nhiều nhất là các nhóm hàng nhập khẩu.
Khả năng CPI mỗi tháng tăng 0,5% Tỷ giá USD/VND được điều chỉnh thêm 2,1% cũng kéo giá các nhóm hàng nhập khẩu tăng lên, theo tính toán tỷ giá tăng 2,1% kéo chỉ số CPI tăng 0,3%. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ đã có chủ trương không tăng giá điện, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ giá thuốc chữa bệnh, tỷ giá hối đoái cũng ổn định… Nếu các yếu tố trên được kiểm soát thì khả năng chỉ số CPI sẽ tăng khoảng 0,5%/tháng. (Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) |
Tại TP.HCM, đại diện siêu thị Citimart và siêu thị Hà Nội cho biết: “Đầu tháng 10 này có đến hơn 100 mặt hàng tăng giá, mức tăng từ 5 - 10%. Các nhóm hàng tăng giá đợt này là mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo, dầu ăn, sữa...”. Tại hệ thống Big C, thực phẩm đông lạnh của Nutifood, Cadovimex, Nestlé, Hương Sơn, Sao Việt... tăng khoảng 5%. Tại hệ thống Co.op mart, ba nhóm hàng nhập khẩu là rượu, nước giải khát, đồ hộp với khoảng 50 mặt hàng tăng giá từ 5 - 10%. Giá một số loại bia nhập khẩu trên thị trường tăng từ 10-15%: bia Heineken lon cao (550 ml/lon) nhập khẩu tăng hơn 50.000 đồng/thùng.
Theo đại diện các siêu thị, đợt tăng giá này chủ yếu rơi vào các mặt hàng nhập khẩu. Lý do các nhà cung cấp hàng đưa ra là do tỷ giá USD tăng, nguyên liệu tăng, giá nhân công tăng.
Thực phẩm tươi sống (thịt heo, thịt gà, thịt bò, tôm cá) cũng tăng giá. Một số siêu thị cho biết, giá thịt gà tăng nhẹ, trong khi thịt heo tăng khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg. Giá thực phẩm tươi sống của Vissan cũng tăng khoảng 5% so với cách đây một tháng. Tại các chợ lẻ, giá thực phẩm còn tăng cao hơn giá siêu thị từ 3.000 - 10.000 đồng/kg tùy mặt hàng.
Theo giới kinh doanh, đường cát là mặt hàng có nguy cơ tăng giá mạnh nhất trong thời gian tới do nhu cầu dùng đường sản xuất bánh kẹo là rất lớn. Hiện giá đường đang đứng ở mức rất cao. Dầu ăn là mặt hàng đã tăng giá liên tục suốt thời gian qua và mới đây đã tăng thêm từ 5 - 8%.
Giá gas, giấy cũng tăng
Nhiều sức ép tăng giá Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tháng 10 thường xảy ra nhiều cơn bão, mưa lớn ở miền Trung, miền Nam, lũ chậm ở ĐBSCL bắt đầu tăng nên khả năng giá lương thực, hàng hóa sinh hoạt trong mùa lũ tăng tại nhiều địa phương. Những tháng cuối năm là thời điểm các DN chuẩn bị lượng hàng hóa cho nhu cầu Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 (cuối tháng 1, đầu tháng 2.2011), nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao là sức ép tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm. Giá thị trường thế giới các mặt hàng phôi thép, phân bón, nguyên liệu sản xuất thuốc có khả năng tăng, tác động vào sản xuất và giá cả trong nước. Tỷ giá tăng cũng khiến các hàng hóa khác như: gas, sắt thép, sữa, thuốc… tăng giá theo. Anh Vũ (ghi) |
Theo Hiệp hôi Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), giá các sản phẩm giấy dự báo sẽ tăng thêm ít nhất 10% từ nay đến cuối năm do giá nguyên liệu bột giấy nhập khẩu vẫn ở mức cao. Hiện ngành giấy phải nhập khẩu phần lớn lượng bột giấy từ Canada, Indonesia, Nga,... Theo ông Cao Tiến Vị - TGĐ Công ty giấy Sài Gòn - công ty đang xem xét và nhiều khả năng sẽ có một đợt điều chỉnh tăng giá bán ra với mức tăng trung bình khoảng 5%.
Giá gas cũng đã tăng thêm 14.000 - 15.000 đồng/bình 12 kg từ ngày 1.10 vừa qua. Các công ty gas giải thích là do giá gas thế giới tháng 10 tăng thêm khoảng 52,5 USD/tấn so với tháng 9. Một doanh nghiệp (DN) gas cho biết khả năng tăng giá trong những tháng tới cũng có thể còn xảy ra do các nước châu Âu, Mỹ bước vào mùa đông nên nhu cầu về năng lượng tăng cao.
Hàng bình ổn giá nhấp nhổm
Theo kế hoạch, kể từ 1.7 đến hết Tết Nguyên đán, Hà Nội “rót” 500 tỉ đồng cho các DN, 400 tỉ đồng tạm ứng trước cho DN mua hàng hóa, dự trữ với lãi suất 0%, 100 tỉ đồng dùng cho các tình thế khẩn cấp hơn như bão lũ, thiên tai. Tuy nhiên, thời gian qua khi giá cả tăng mạnh thì hàng bình ổn cũng nhấp nhổm tăng theo.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, để bình ổn giá thực sự hiệu quả, các mặt hàng phải được phân cấp cho địa phương quản lý. Phải yêu cầu đăng ký, kê khai giá để loại trừ các yếu tố bất hợp lý. Kiểm soát chặt các phương án giá DN đã đăng ký. Ngoài ra, yêu cầu DN tiết kiệm chi phí, kể cả giảm lãi để bình ổn thị trường.
Kiểm soát gian lận giá Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó cục trưởng Cục Quản lý giá - cho biết, để các DN nghiêm túc thực hiện việc đăng ký và kê khai giá theo Thông tư 122 (có hiệu lực từ 1.10), Cục Quản lý giá sau khi xin ý kiến của các bộ, ngành đã ban hành danh sách các công ty, cá nhân, tổ chức phải đăng ký và kê khai giá. Anh Vũ |
Theo TNO
Dầu ăn - mặt hàng có giá liên tục tăng trong thời gian qua - Ảnh: D.Đ.Minh Dầu ăn - mặt hàng có giá liên tục tăng trong thời gian qua - Ảnh: D.Đ.Minh Thực phẩm tăng từ 5-10% Ngay từ đầu tháng 10, có đến hàng trăm mặt hàng tại các siêu thị đã thông báo tăng giá, nhiều nhất là các nhóm hàng nhập khẩu. Khả năng CPI mỗi tháng tăng 0, 5% Tỷ giá USD/VND được điều chỉnh thêm 2, 1% cũng kéo giá các nhóm hàng nhập khẩu tăng lên, theo tính toán tỷ giá tăng 2, 1% kéo chỉ số CPI tăng 0, 3%. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ đã có chủ trương không tăng giá điện, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ giá thuốc chữa bệnh, tỷ giá hối đoái cũng ổn định… Nếu các yếu tố trên được kiểm soát thì khả năng chỉ số CPI sẽ tăng khoảng 0, 5%/tháng. (Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) Tại TP.HCM, đại diện siêu thị Citimart và siêu thị Hà Nội cho biết: “Đầu tháng 10 này có đến hơn 100 mặt hàng tăng giá, mức tăng từ 5 - 10%. Các nhóm hàng tăng giá đợt này là mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo, dầu ăn, sữa...”. Tại hệ thống Big C, thực phẩm đông lạnh của Nutifood, Cadovimex, Nestlé, Hương Sơn, Sao Việt... tăng khoảng 5%. Tại hệ thống Co.op mart, ba nhóm hàng nhập khẩu là rượu, nước giải khát, đồ hộp với khoảng 50 mặt hàng tăng giá từ 5 - 10%. Giá một số loại bia nhập khẩu trên thị trường tăng từ 10-15%: bia Heineken lon cao (550 ml/lon) nhập khẩu tăng hơn 50.000 đồng/thùng. Theo đại diện các siêu thị, đợt tăng giá này chủ yếu rơi vào các mặt hàng nhập khẩu. Lý do các nhà cung cấp hàng đưa ra là do tỷ giá USD tăng, nguyên liệu tăng, giá nhân công tăng. Thực phẩm tươi sống (thịt heo, thịt gà, thịt bò, tôm cá) cũng tăng giá. Một số siêu thị cho biết, giá thịt gà tăng nhẹ, trong khi thịt heo tăng khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg. Giá thực phẩm tươi sống của Vissan cũng tăng khoảng 5% so với cách đây một tháng. Tại các chợ lẻ, giá thực phẩm còn tăng cao hơn giá siêu thị từ 3.000 - 10.000 đồng/kg tùy mặt hàng. Theo giới kinh doanh, đường cát là mặt hàng có nguy cơ tăng giá mạnh nhất trong thời gian tới do nhu cầu dùng đường sản xuất bánh kẹo là rất lớn. Hiện giá đường đang đứng ở mức rất cao. Dầu ăn là mặt hàng đã tăng giá liên tục suốt thời gian qua và mới đây đã tăng thêm từ 5 - 8%. Giá gas, giấy cũng tăng Nhiều sức ép tăng giá Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tháng 10 thường xảy ra nhiều cơn bão, mưa lớn ở miền Trung, miền Nam, lũ chậm ở ĐBSCL bắt đầu tăng nên khả năng giá lương thực, hàng hóa sinh hoạt trong mùa lũ tăng tại nhiều địa phương. Những tháng cuối năm là thời điểm các DN chuẩn bị lượng hàng hóa cho nhu cầu Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 (cuối tháng 1, đầu tháng 2.2011), nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao là sức ép tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm. Giá thị trường thế giới các mặt hàng phôi thép, phân bón, nguyên liệu sản xuất thuốc có khả năng tăng, tác động vào sản xuất và giá cả trong nước. Tỷ giá tăng cũng khiến các hàng hóa khác như: gas, sắt thép, sữa, thuốc… tăng giá theo. Nếu muốn kiểm soát CPI ở mức 8%/năm, từ nay đến cuối năm CPI sẽ chỉ được tăng khoảng 1, 48%. Chỉ cần một cú tăng đột biến như tháng 9, chắc chắn mục tiêu sẽ không thể thực hiện. Anh Vũ (ghi) Theo Hiệp hôi Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), giá các sản phẩm giấy dự báo sẽ tăng thêm ít nhất 10% từ nay đến cuối năm do giá nguyên liệu bột giấy nhập khẩu vẫn ở mức cao. Hiện ngành giấy phải nhập khẩu phần lớn lượng bột giấy từ Canada, Indonesia, Nga, ... Theo ông Cao Tiến Vị - TGĐ Công ty giấy Sài Gòn - công ty đang xem xét và nhiều khả năng sẽ có một đợt điều chỉnh tăng giá bán ra với mức tăng trung bình khoảng 5%. Giá gas cũng đã tăng thêm 14.000 - 15.000 đồng/bình 12 kg từ ngày 1.10 vừa qua. Các công ty gas giải thích là do giá gas thế giới tháng 10 tăng thêm khoảng 52, 5 USD/tấn so với tháng 9. Một doanh nghiệp (DN) gas cho biết khả năng tăng giá trong những tháng tới cũng có thể còn xảy ra do các nước châu Âu, Mỹ bước vào mùa đông nên nhu cầu về năng lượng tăng cao. Hàng bình ổn giá nhấp nhổm Theo kế hoạch, kể từ 1.7 đến hết Tết Nguyên đán, Hà Nội “rót” 500 tỉ đồng cho các DN, 400 tỉ đồng tạm ứng trước cho DN mua hàng hóa, dự trữ với lãi suất 0%, 100 tỉ đồng dùng cho các tình thế khẩn cấp hơn như bão lũ, thiên tai. Tuy nhiên, thời gian qua khi giá cả tăng mạnh thì hàng bình ổn cũng nhấp nhổm tăng theo. Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, để bình ổn giá thực sự hiệu quả, các mặt hàng phải được phân cấp cho địa phương quản lý. Phải yêu cầu đăng ký, kê khai giá để loại trừ các yếu tố bất hợp lý. Kiểm soát chặt các phương án giá DN đã đăng ký. Ngoài ra, yêu cầu DN tiết kiệm chi phí, kể cả giảm lãi để bình ổn thị trường. Kiểm soát gian lận giá Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó cục trưởng Cục Quản lý giá - cho biết, để các DN nghiêm túc thực hiện việc đăng ký và kê khai giá theo Thông tư 122 (có hiệu lực từ 1.10), Cục Quản lý giá sau khi xin ý kiến của các bộ, ngành đã ban hành danh sách các công ty, cá nhân, tổ chức phải đăng ký và kê khai giá. Ngành xi măng gồm 8 DN; thép xây dựng có 18 DN; khí hóa lỏng 5 DN; than có Tập đoàn than khoáng sản; phân bón hóa học 11 DN; thuốc bảo vệ thực vật: 36 DN; thuốc thú y: 10 DN; muối: 10 DN; đường ăn: 8 DN; thóc gạo: TCT lương thực Miền Nam và TCT lương thực Miền Bắc... Với xăng dầu, tất cả các đầu mối kinh doanh đều phải đăng ký. Riêng mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi có 7 DN phải đăng ký giá gồm: Nestle VN, Dược phẩm 3A, Công ty sữa Meiji Việt Nam, Công ty Tiên Triên, Seryung, Mead Jonhson, Friesdlan Campina... Theo ông Tuấn, các mặt hàng tăng giá bất hợp lý sẽ bị đình chỉ mức giá và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi tăng. Nặng hơn là phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép kinh doanh. Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 154/2010/TT-BTC về quy chế tính giá mới nhằm kiểm soát tình trạng gian lận khi các DN thực hiện đăng ký, kê khai giá với cơ quan quản lý. Điểm mới của Thông tư 154 là không quy định giới hạn tỷ lệ từng loại chi phí để so sánh, đối chiếu khi tính toán giá thành sản phẩm. Thông tư mới phân biệt rõ các chi phí hợp lý, hợp lệ được phép tính vào cơ cấu giá thành; còn các loại chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo ông Nguyễn Văn Truyền, Trưởng phòng Chính sách về giá và thẩm định giá - Cục Quản lý giá, quy định mới cho biết thế nào là các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ chứ không quy định thành một tỷ lệ cụ thể như quy định cũ. Anh Vũ Theo TNO
http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1874A8/_Quan_tri_doanh_nghiep_thoi_hoi_nhap_.aspx
Ý kiến bạn đọc