Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Không cho mẹ chồng xem ti vi, đọc báo, là hành vi bạo lực gia đình

Đăng lúc: Thứ ba - 09/11/2010 22:26 - Người đăng bài viết: admin
PN - Bà Nguyễn Thị Hường (Q.Tân Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đều ngoài 70 tuổi, sống ở Nghệ An. Năm ngoái, chồng tôi mất, tôi vào TP.HCM sống cùng gia đình con trai cho đỡ cô đơn và cũng mong được vui vầy cùng con cháu lúc tuổi già.

Mới vào được tháng trước thì tháng sau, lúc con dâu trả tiền điện, cô ấy đã đánh tiếng cốt để tôi nghe thấy: tháng này tiền điện cao quá, hơn tháng trước đến 120.000đ; xem tivi suốt ngày mà làm gì chả tốn. Tôi biết cô ấy muốn ám chỉ tôi, vì cả ngày chỉ có mình tôi ở nhà, con trai và con dâu đi làm, cháu nội thì đi học, chỉ mình tôi, chẳng biết làm gì nên xem tivi suốt ngày. Biết con trai và con dâu chẳng khá giả gì, sau đó tôi đã hạn chế bớt thời gian xem tivi, nhưng tháng tiếp theo, cô ấy lại chì chiết: “Tháng này vẫn cao hơn 50.000đ”. Từ đó, tôi chẳng dám bật tivi nữa. Thấy tôi buồn, con trai tôi gặng hỏi. Biết chuyện, mỗi sáng trước khi đi làm nó đều chạy ra đầu hẻm mua cho tôi một tờ báo. Nhưng, cũng chẳng được bao lâu với cô con dâu đáo để vì sau đó tôi không có báo để đọc nữa. Tôi cứ tự hỏi không biết vì con dâu tiết kiệm hay vì không muốn tôi ở với vợ chồng nó?

Trả lời:

Khoản 2, điều 36, Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau , già yếu”. Việc con dâu bà có những hành vi gián tiếp cản trở không cho bà xem tivi, đọc báo, dù có vì mục đích nào đi nữa cũng là không làm tròn nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ. Hơn thế nữa, cô ấy còn vi phạm cả Luật PCBLGĐ. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ đã đưa ra mức xử phạt từ 100.000đ - 300.000đ đối với hành vi không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hằng ngày (theo điểm c, khoản 1, điều 12). Thẩm quyền xử phạt là chủ tịch UBND hoặc trưởng công an phường nơi bà đang sinh sống. Tuy nhiên, sự việc cũng chưa đến mức phải đưa ra pháp luật. Bà nên thẳng thắn góp ý với con dâu về nguyện vọng được xem tivi và đọc sách báo của mình. Nếu cô ấy vẫn tiếp tục gây khó khăn, bà hãy phân tích cho cô ấy biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Tôi tin, cô ấy sẽ nhận biết được phải trái để hành xử đúng đắn hơn.

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Nga
(Văn phòng Trợ giúp pháp lý,Cục Trợ giúp Pháp lý – Bộ Tư pháp)


Nguồn tin: Phụ nữ
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Xã Hiếu Liêm (Bình Dương): Để vườn cam thêm “ngọt”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Dương khuyến khích việc vận dụng mọi nguồn lực tại chỗ để đưa chương trình NTM về đích sớm. Đối với xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên hoàn toàn có thể dựa vào cây cam để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương, tạo tiền đề để hoàn thành kế...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.465
  • Tổng lượt truy cập: 26.120.789

Quảng cáo

Liên kết website