Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Nâng chất lượng tăng trưởng kinh tế

Đăng lúc: Chủ nhật - 14/11/2010 23:56 - Người đăng bài viết: admin
Nâng chất lượng tăng trưởng kinh tế

Nâng chất lượng tăng trưởng kinh tế

L.T.S: Ngày làm việc thứ 2 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần IX, các đại biểu đã nghe một số tham luận tại hội trường. Tòa soạn xin trích giới thiệu tham luận của ông Trần Du Lịch, đại biểu của Đảng bộ khối Dân-Chính-Đảng và tham luận của đại biểu Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ TPHCM. Tựa bài do Tòa soạn đặt

Đặc điểm kinh tế TPHCM là kinh tế đô thị nên tăng trưởng kinh tế có sự gắn kết đặc biệt với kết cấu hạ tầng đô thị, với quy hoạch và phát triển đô thị, với việc chỉnh trang đô thị cũ và phát triển đô thị mới. Mặt khác, TPHCM có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời là hạt nhân trong mối quan hệ mang tính cơ cấu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 
Việc tiếp tục định hướng phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp, 9 nhóm ngành dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao là phù hợp. Nhưng vấn đề quan trọng là làm cách nào để có giá trị gia tăng cao nhất. 
TPHCM chú trọng đầu tư vào ngành công nghệ cao. Trong ảnh: Phòng thí nghiệm  nano của Khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy
 
Việc hoàn thiện thể chế kinh tế có nhiều nội dung nhưng tôi đề nghị tập trung vào 5 điểm sau đây:
 
Một là, sử dụng chính sách thuế, phí, đất đai, đầu tư công, cung ứng dịch vụ công nhằm khuyến khích có điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm và hình thành những cụm liên kết sản xuất nhằm chuyển từ gia công sang sản xuất.
 
Hai là, hỗ trợ phát triển thị trường tài chính bằng việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN cho các DN tăng vốn thông qua việc phát hành chứng khoán trên thị trường và các DN mua bán - sáp nhập để cấu trúc lại tài chính; phát huy vai trò và chức năng tài trợ tín dụng của ngân hàng phát triển VN theo mục tiêu hỗ trợ các DN nhỏ và vừa... Sử dụng chính sách thuế, tín dụng, sử dụng đất để khuyến khích phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp phụ trợ: cơ khí, điện tử, nhựa – cao su - plastic và hóa chất.
 
Ba là, nghiên cứu chứng khoán một số sản phẩm của thị trường bất động sản, tạo kênh dẫn giữa thị trường vốn với thị trường bất động sản. Cần sớm ban hành định chế “Quỹ đầu tư tín thác bất động sản” để chuyển dần sự đầu tư cá nhân sang đầu tư của tổ chức và minh bạch hóa sự đầu tư này. Bốn là, ban hành chính sách và biện pháp để phát triển mô hình “công ty hợp tác” – PPP - đầu tư. Mô hình PPP là phương thức đầu tư mà theo đó Nhà nước bù đắp cho nhà đầu tư phần hiệu quả kinh tế của dự án mang lại nhưng không mang lại hiệu quả tài chính trực tiếp cho nhà đầu tư. Năm là, nâng cao hiệu năng quản lý của chính quyền địa phương thông qua việc đổi mới tổ chức mô hình chính quyền đô thị theo hướng nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ.

Tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ

 
Trong năm 2011, Sở Khoa học - Công nghệ sẽ phối hợp với các quận, huyện thành lập hội đồng khoa học công nghệ tại các quận, huyện với thành phần là các cán bộ chủ chốt của quận, huyện (chiếm 30%) và các nhà khoa học từ các viện, trường và các DN. Đây là khâu quan trọng để thu hút trí thức góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cơ sở.
 
Cần tăng cường cơ chế đặt hàng đối với các tổ chức, cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách của TP, các sở, ngành, quận, huyện... TP ủy quyền cho các giám đốc sở, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện được quyền thương thảo, ký kết hợp đồng trực tiếp với các tổ chức, cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước theo phương thức khoán công việc và định mức chi có thể cao hơn quy định hiện hành. Đề nghị đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ ngân sách TP tăng trung bình 20%/năm và huy động đầu tư từ xã hội tăng 30%/năm.
 
(Trích tham luận của đại biểu Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM)
 

Ý kiến đại biểu

 
Đại biểu Nguyễn Huy Cận, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Chuẩn bị tay nghề cho công nhân

 

Trong phương hướng và nhiệm vụ của 5 năm tới, Đảng bộ TP quan tâm đặc biệt đến việc chuẩn bị tay nghề cho công nhân. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Khi tay nghề được nâng cao, người lao động mới có thể tự lo cho đời sống của mình. Từ đó, tập thể người lao động và Công đoàn có thể thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, công việc...
 
Thời gian qua, TP cũng đã xây dựng một số khu nhà lưu trú cho công nhân và đang tiếp tục thực hiện. Đây là vấn đề rõ ràng nhất thể hiện sự chăm lo đối với CNLĐ và qua đó, tổ chức Công đoàn có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi, mạnh mẽ hơn.
 
Bà Hoàng Thị Khánh, nguyên Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, đại biểu khách mời:

Đòi hỏi vai trò của tổ chức Công đoàn

 

Các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao vị thế giai cấp công nhân ở TPHCM được thể hiện trong báo cáo tương đối rõ. Chủ trương, chính sách của Thành ủy đã mở ra rồi, còn việc làm sao để thực hiện được chủ trương này đòi hỏi vai trò của tổ chức Công đoàn.
 
Các chương trình mang tính chất đột phá quyện vào nhau, tạo ra khả năng nhằm nâng cao đời sống, trình độ của công nhân, đáp ứng quá trình phát triển của xã hội. Vì vậy, tôi tin rằng trong nhiệm kỳ tới dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đời sống của CNLĐ, đặc biệt vấn đề nơi ở, thu nhập sẽ khá hơn.

N.Dương ghi

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Trà Tâm Lan dự Hội thảo “Giải pháp – Ý tưởng mới để kích cầu tiêu dùng”

http://thucphamchucnang.tido.vn/tra-tam-lan-du-hoi-thao-giai-phap-y-tuong-moi-de-kich-cau-tieu-dung/

Bộ đếm

  • Phút online: 1.502
  • Tổng lượt truy cập: 26.906.990

Quảng cáo

Liên kết website