Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em

Đăng lúc: Thứ hai - 15/11/2010 00:09 - Người đăng bài viết: admin
Nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em

Nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em

PN - Theo số liệu mới nhất của Bộ Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện là khu vực có số trẻ em (TE) bị xâm hại tình dục (XHTD) cao nhất nước.

Kết quả khảo sát từ năm 2009 đến tháng 6/2010 cho thấy, trong tổng số trẻ bị XHTD, trẻ dưới sáu tuổi chiếm 13,5%, trẻ từ sáu tuổi đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2%.  Tuy nhiên, những số liệu này vẫn chưa đầy đủ bởi trên thực tế còn nhiều vụ XHTDTE bị che giấu do tâm lý mặc cảm của gia đình nạn nhân, hoặc không tố giác do có sự thỏa thuận bồi thường giữa hai bên.

 

Một nữ sinh làm mẹ ở tuổi 16 do bị xâm hại tình dục

Cha mẹ thiếu quan tâm

Qua nhiều vụ XHTDTE gần đây ở ĐBSCL, một vấn đề đáng quan ngại đang nổi lên: trong rất nhiều trường hợp, thủ phạm chính là những người rất gần gũi với các em như cha dượng, thanh thiếu niên cùng xóm, thậm chí là những người ở độ tuổi ông nội, ông ngoại của các em. Theo đại úy Lê Bá Phương, Phòng Cảnh sát điều tra - Công an TP. Cần Thơ, đa số TE bị XHTD đều có hoàn cảnh gia đình không được tốt, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, người lớn trong gia đình. Do phải rày đây mai đó làm thuê, làm mướn mưu sinh, nhiều bậc cha mẹ để con trẻ ở nhà một mình hoặc đem gửi con cho hàng xóm... Trong hoàn cảnh đó, nhiều TE dễ trở thành “miếng mồi ngon” của những “con yêu râu xanh”.

Chuyện xảy ra gần đây ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mới nghe tưởng đùa nhưng lại là sự thật đau lòng: trong lúc bà nội ăn cơm ở gian nhà sau thì ở gian nhà trước, đứa cháu gái bị XHTD mà bà không hề hay biết. Trần Văn Xịa đi uống cà phê về, khi đi ngang nhà bé M. (sáu tuổi), thấy bé đang chơi một mình trước nhà nên nảy sinh ý định đồi bại với bé. Xịa vào nhà bé M., lên võng nằm rồi gọi bé đến gần và... hành sự. Thỏa mãn thú tính, Xịa lấy 5.000đ cho bé M. Sau khi ăn cơm xong, bà nội M. thấy em có tiền bèn truy hỏi. Nghe cháu nội kể lại vụ việc, bà đi báo với chính quyền địa phương. Theo  điều tra của công an, một sự thật đau lòng hơn đã được phơi bày: Xịa thừa nhận, đã nhiều lần “quan hệ” với bé M. khi người lớn vắng nhà, lúc thì ở nhà Xịa, khi thì ở nhà bé M...

Hôm chúng tôi đến thăm, T.D. - một em gái chậm phát triển, bị XHTD ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ - đang ngồi thơ thẩn ở một góc giường. Thấy người lạ, D. co rút người lại và tỏ vẻ sợ sệt. Ông N.V.S. (cha D.) cho biết: “Từ ngày bị một người hàng xóm xâm hại, D. không dám đi tiểu tiện hay tắm giặt một mình. Đêm đến, cháu thường la hét hoảng loạn, các biểu hiện tâm thần ngày càng một trầm trọng hơn". 

Nạn XHTDTE ở ĐBSCL chiếm tỷ lệ cao nhất nước không chỉ có nguyên nhân từ sự lơ là, chủ quan của các bậc cha mẹ mà còn xuất phát từ tình trạng thiếu hiểu biết đến khi xảy ra hậu quả nặng nề thì cả cha mẹ nạn nhân và cha mẹ phạm nhân chỉ còn biết kêu trời. T.H.G. lớn hơn bé gái T.T.T.T. năm tuổi, ở cùng xóm, chơi với nhau từ khi còn nhỏ. Đến lúc T. chưa được 13 tuổi thì T. và G. đã bắt đầu quan hệ tình dục. Sự việc kéo dài suốt bốn năm mà gia đình hai bên đều không hay biết. Khi sự việc vỡ lở, ông S. (cha ruột của T.) làm đơn tố cáo G. về hành vi XHTD với con mình, cả bà Y. (mẹ của G.) và G. đều cho rằng họ không biết và không thể ngờ rằng hành vi giao cấu với TE (kể cả khi được đồng ý) phải chịu sự trừng trị của pháp luật!

 

Một nạn nhân bị cha dượng xâm hại tình dục

Cũng vì thiếu hiểu biết về pháp luật và nhiều kiến thức xã hội khác nên nhiều người lớn, nhất là phụ nữ, ở vùng nông thôn ĐBSCL gần như không có câu trả lời khi được hỏi: “Làm gì để bảo vệ con em (gái) mình trước nguy cơ bị XHTD?”, “Làm gì để giáo dục con trai hoặc khuyên nhủ chồng mình không phạm tội XHTD với TE?”, “Hậu quả để lại cho những bé gái bị XHTD là gì?”…

Ai giúp em chữa lành “vết thương”?

Bà Võ Thị Thanh Nga, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP. Cần Thơ, cho biết: “Rất nhiều gia đình khi có con em bị XHTD đều bế tắc hay có những giải pháp tiêu cực sau khi vụ việc bị phát hiện. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác ngăn chặn nạn XHTDTE ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn”. Để bảo vệ nạn nhân trước công luận, tránh sự soi mói của những kẻ ác ý và giúp các em xóa bỏ mặc cảm, hầu hết các vụ việc XHTD thời gian qua đều được xử lý hay đưa ra xét xử âm thầm. Có trường hợp, gia đình thủ phạm và nạn nhân tự thỏa thuận  mức bồi thường chứ không đưa ra chính quyền để vụ việc không lùm xùm, làm mất mặt người lớn hai bên(!).  

Theo đại úy Lê Bá Phương, hầu hết những bậc cha mẹ có con bị XHTD mà anh từng tiếp xúc gần như không có một kỹ năng gì để giúp đỡ con mình vượt qua nỗi ám ảnh. Nhiều bà mẹ đến cơ quan cảnh sát chỉ yêu cầu phạm nhân bồi thường hoặc đề nghị pháp luật “bỏ tù” chứ không biết và không tìm hiểu các địa chỉ tư vấn tâm lý để giúp con em mình vượt qua những cú sốc tâm lý sau khi bị XHTD. Trong khi đó, ở nhiều tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL gần như chưa có nơi nào trợ giúp để các TE bị XHTD hòa nhập cộng đồng.

Hiền Dung

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Có Doanh nhân thành công nhưng không Thành đạt

Nhà nghiên cứu Mộc Quế (ảnh) là chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, gần đây ông chuyển sang nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa cơ sở, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa gia đình. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông xoay quanh mối quan hệ giữa văn hóa gia đình và doanh...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.471
  • Tổng lượt truy cập: 25.726.901

Quảng cáo

Liên kết website