Nhưng làm gì để phát triển Công nghiệp - Thương mại- ngành kinh tê động lực của các tỉnh. Đây là nỗi trăn trở của hàng triệu con người, là trách nhiệm không của riêng ai.
Tiềm năng to lớn:
Duyên hải MT&TN gồm 14 tỉnh, thành phố với diện tích gần 100.000 km2 và hơn 14 triệu người, có biển, co đồng bằng, có trung du và miền núi. Các tỉnh DHMT&TN đều nằm trên các trục đường giao thông chính Bắc-Nam, Đông-Tây với đường sắt, đường bộ và đường hàng không, cùng với các cảng biển nước sâu, các tỉnh DHMT đều có cửa ngõ ra biển Đông không chỉ của trong nước mà còn của miền Trung, hạ Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan.
Vì vậy, có người cho rằng đây là "mặt tiền" của Việt Nam, đồng thời cũng là "mặt tiền" của Đông Dương.
DHMT có hàng nghìn ki-lô-mét bờ biển tuyệt đẹp không chỉ trong nước, không nơi nào bằng, mà trên thế giới cũng không nhiều. Đây là khu vực lý tưởng để phát triển du lịch.
Một ưu thế đặc trưng khác của DHMT là ở vào vị trí trung chuyển quốc tế trong giao thương. Cách đây 300 năm, các chúa Nguyễn đã sáng suốt nhận ra và tận dụng điều này, tạo nên sức mạnh cho mình và cho sự phát triển của đất nước.
Ngày nay, các tỉnh này lại nằm trên trục của Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) như vậy DHMT là "đất vàng" của du lịch, "đất vàng" của thời kỳ mở cửa.
Bốn tỉnh Tây nguyên có nhiều trục đường ra biển, nối liền với cao nguyên Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, là vùng rộng lớn có tiềm năng kinh tế và vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của các nước trong khu vực.
Công nhân may trong dây chuyền sản xuất -Ảnh: H.N.K |
Lịch sử phát triển kinh tế DHMT&TN gắn liền với sự phát triển kinh tế nông nghiệp với các đặc trưng nổi bật là:
- Kinh tế lúa nước thuộc quần cư nông nghiệp đồng bằng
- Kinh tế nương rẫy và khai thác lâm sản thuộc quần cư miền núi.
- Kinh tế đánh bắt hải sản thuộc quần cư ra biển.
- Kinh tế thương mại, CN-TTCN thuộc quần cư đô thị.
Các tỉnh DHMT & TN có nguôn tài nguyên phong phú có nhân lực dồi dào.
Vùng biển có nhiền tiềm năng đặc sắc, trữ lượng cá đạt trên 50 vạn tấn, nhiều loại hải sản có giá cao như tôm hùm, mực, cá thu, ngừ đại dương. Ngành nuôi trồng thuỷ sản có nhiêu triển vọng, với diện tích đầm phá trên 16 vạn ha.
Nước biển có độ mặn cao 3,2 - 3,5 độ B, thuận lợi cho sản xuất muối ăn, muối công nghiệp. Bờ biển có nhiều mỏ cát lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuỷ tinh cao cấp, đá Granit nhân tạo.
Đồng bằng hẹp, đất ít người đông, có khả năng sản xuất lương thực đủ cho nhu cầu trong vùng.
Tài nguyên khoáng sản khu vực DHMT&TN có bôxit và đá vôi có trữ lượng lớn thuận lợi cho sản xuất alumin và xi măng.
Ngoài bôxit và đá vôi, khu vực này còn có vàng đã phát hiện nhiều điểm mỏ ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum.
Titan và các sản phẩm đi kèm có trữ lượng lớn, phân bố ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Định.
Tài nguyên nước khoáng có ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Khánh Hoà.
Thềm lục địa miền Trung có nhiều triển vọng về dầu mỏ, khí đốt thuận lợi cho phát triển công nghiệp dầu khí.
Phía đất liền có nhiều nguồn nước nóng, có khả năng phát triển địa nhiệt.
Hạn chế và thách thức:
Bên cạnh những tiềm năng và lợi thế như đã nêu, nhìn chung các tỉnh DHMT&TN có điểm xuất phát thấp so với một số vùng khác trong cả nước.
Dân cư nông thôn chiếm tới 79% dân số, sức mua thấp, nền kinh tế sản xuất hàng hoá chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các tỉnh phía Bắc và thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam (424,62 USD, trong khi phía Bắc là 576,56 USD, phía Nam là 1436,36 USD)
Tỷ lệ nghèo khu vực DHMT&TN cao hơn bình quân cả nước.
Tình trạng di cư cao: Có nhiều lý do cho việc di cư này, trong đó quan trọng nhất phải kể đến là tình trạng thiếu cơ hội việc làm ở địa phương.
Điều đáng lo ngại nữa là những người có trình độ chuyên môn học vấn cao thường có xác suất di cư cao hơn (đơn giản vì họ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn) dẫn đến tình trạng thiếu nhân công có kiến thức và trình độ kỹ thuật.
Với lực lượng lao động có học vấn và kỹ năng tay nghề thấp làm cho ngành Công Thương các tỉnh trong khu vực ở vào vị thế cạnh tranh bất lợi, nhất là trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hiện nay .
Một hạn chế có tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư của công nghiệp vào khu vực này là sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng (CSHT) điện, nước, giao thông, viễn thông, internet...
Số lượng cảng biển nhiều nhưng thiếu các cảng lớn, có khả năng vận chuyển, bốc xếp container. Cước phí cao, thời gian lưu hàng dài.
Do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình và hệ sinh thái đa dạng nên chủng loại cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng. Đây là điều kiện tạo nên sự khép kín trong sản xuất, hạn chế đến việc chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp và chuyên môn hoá trong phân công lao động công nghiệp.
Tình trạng này dẫn đến việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến không ổn định, chưa kể đến việc tranh mua, tranh bán, do thiếu quy hoạch ổn định nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
Do đặc thù địa hình- kinh tế các tỉnh DHMTTN có nhiều nét tương đồng nên trong phát triển kinh tế, có sự giống nhau về kinh tế, phương án sản phẩm. Tỉnh nào cũng muốn vươn lên trở thành đầu tàu tăng trưởng.
Để đạt được điều này trong bối cảnh kinh tế và thể chế hiện nay, các tỉnh nhiều khi phải cạnh tranh trực diện gay gắt với nhau, có khi có thể xảy ra xung đột về lợi ích. Vì vậy, việc liên kết hợp tác là rất khó khăn.
Cần vai trò "nhạc trưởng"
Để trả lời câu hỏi làm gì để phát triển công nghiệp và thương mại ở các tỉnh DHMT&TN cho thấu đáo, có sức thuyết phục và khả thi cao thật không dễ dàng.
Tuy nhiên, điều đầu tiên mang tính định hướng chiến lược, hướng quyết định nhất, mà mọi người đều dễ dàng nhận ra là cần có vai trò "nhạc trưởng".
Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc (tại diễn đàn kinh tế miền Trung tổ chức tại Hội An - Quảng Nam ngày 25/4/2007) đây là vấn đề phát triển vùng, miền gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả đất nước. Nên vai trò "nhạc trưởng" phải là Thủ tướng, là Chính phủ.
Ở một góc nhìn khác, nhiều ý kiến cho rằng "nhạc trưởng" (hay Tổng đạo diễn) các vấn đề kinh tế - xã hội miền Trung là các vị Bộ trưởng mỗi ngành.
Một số lĩnh vực, một số công trình, dự án lớn phải do Chính phủ, do Phó Thủ tướng (hoặc là Thủ tướng) đứng ra làm Tổng đạo diễn, mới thu phục và hợp nhất được các “Sứ quân”.
Có một quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung cho khu vực DHMT&TN (trong đó có quy hoạch phát triển công nghiệp - thương mại) và với chiếc gậy của "nhạc trưởng" thì dàn nhạc kinh tế DHMT&TN mới có sự hoà âm, phối khí tốt, tạo hiệu quả cao, mới tránh được sự loạn nhịp, mạnh ai nấy chạy, chồng lấn lên nhau làm kìm hảm, suy yếu lẫn nhau.
Trên cơ sở quy hoạch chung của khu vực cần có sự hợp tác và liên kết vùng. Đây là bài toán không phải một sớm, một chiều có ngay đáp số.
Vì phải giải ít nhất ba nội dung:
- Cơ sở để hợp tác vùng là gì ?
- Cơ chế nào đảm bảo sự phối hợp liên kết vùng
- Cần những chính sách cụ thể nào để thực hiện liên kết vùng (1)
Nguồn lực con người cần được ưu tiên
Phải đầu tư thoả đáng công tác đào tạo, dạy nghề để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển công nghiệp - thương mại trên địa bàn.
Các tỉnh DHMT&TN phải chủ động đề xuất với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội có sự thống nhất trong phân công chuyên ngành đào tạo (bậc đại học), nghề đào tạo (với dạy nghề). Để khi ra trường học sinh, sinh viên tốt nghiệp: thầy ra thầy, thợ ra thợ, không để tình trạng không thạo cầm bút cũng chẳng thạo cầm búa như thời gian gần đây
Đầu tư hạ tầng kinh tế
Sau yếu tố con người, phải kế đến yếu tố hạ tầng kinh tế công nghiệp - thương mại. Ngoài các cảng chuyên dùng, các tỉnh DHMT&TN nếu không có cảng biển đáp ứng nhu cầu giao thương trong khu vực, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất ra từ các khu kinh tế, khu công nghiệp thì sẽ hạn chế rất lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng.
Phải tính đến nhu cầu hàng quá cảnh từ hành lang EWEC. Theo khảo sát, lượng hàng từ Đông Bắc Thái Lan và Lào xuất nhập khẩu theo hướng ra biển Đông, dự báo đến năm 2020 nhu cầu này là 4,62 triệu tấn (trong đó chỉ chia sẻ 11,5 % lượng hàng của Thái Lan) (2)
Trên dọc hành lang EWEC cần quan tâm đầu tư các trạm dịch vụ - tổng hợp là trạm dừng chân nghỉ ngơi, cung cấp xăng dầu, sửa chữa xe, mua sắm...
Phát triển, mở rộng nâng cấp các tuyến giao thông theo chiều ngang: Hành lang EWEC thứ nhất từ Mục Đa Han (Thái Lan) qua cửa khẩu Đensavẳn (Lào)- Lao Bảo (Việt Nam) vào miền Trung (Việt Nam).
Hành lang EWEC từ Thái Lan qua cao nguyên Boloven (Lào) về Đà Nẵng (Việt Nam).
Những điều nêu ra ở trên chỉ như là những phác thảo ban đầu, ngỏ hầu góp tiếng nói vào sự phát triển ngành công nghiệp - thương mại ở khu vực DHMT&TN, nơi chịu nhiều hy sinh mất mát trong hai cuộc kháng chiến giữ nước, có cơ hội đi lên cùng cả nước, xây dựng và phát triển kinh tế mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và an bình cho đất nước.
để phát, triển công, nghiệp thương, các tỉnh, đây là, con người, tiềm năng, đồng bằng, giao thông, các cảng, ra biển, miền trung, đông bắc, thái lan, việt nam, khu vực, sự phát, triển của, đất nước, hành lang, kinh tế, có nhiều, sản xuất, phát triển, nông nghiệp, thuộc quần, tn có, tài nguyên, trữ lượng, thuận lợi, công nghiệp, nguyên liệu, có khả, nhu cầu, quảng bình
Hoàn chỉnh Đề cương chung Kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế TP.Cao Lãnhhttp://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1876B9/Hoan_chinh_De_cuong_chung_Ke_hoach_chien_luoc_phat_trien_kinh_te_TP_Cao_Lanh_.aspx
Ý kiến bạn đọc