Trên thực tế, chưa có một sự đánh giá – thẩm định nào có giá trị về hiện trạng giáo viên có đủ kinh nghiệm – kỹ năng sống hay không. Chưa nói đến việc hoạt động dạy và học hiện nay, với khối lượng kiến thức quá tải, cách đánh giá người dạy qua điểm số – thi cử, nhà giáo còn phải vật lộn mưu sinh… thì liệu có được bao nhiêu người thầy đủ tâm huyết gạt bỏ tất cả để dạy học sinh làm người? Và nếu ngành giáo dục có những chính sách thay đổi khiến cho công tác giảng dạy của giáo viên về chuyên môn nhẹ nhàng hơn, cuộc sống bớt khó khăn hơn… thì cũng chưa khẳng định họ đủ lực để dạy kỹ năng sống, dạy làm người.
Đội ngũ nhà giáo hiện có thể tạm chia thành hai thế hệ: thế hệ già, lớn tuổi, có kinh nghiệm và thế hệ trẻ mới ra trường. Nếu thế hệ già có những lợi thế về chuyên môn, thì thường có ít lợi thế để tiếp cận tâm sinh lý học trò, bởi khoảng cách tuổi tác, khoảng cách thế hệ về tiếp cận thông tin. Công tác giảng dạy chuyên môn chiếm hết thời gian, nên việc tiếp cận thông tin – lối sống giới trẻ càng ít, dẫn đến việc khó chia sẻ. Những kỹ năng sống, cách dạy làm người... của thế hệ giáo viên già này khó được giới trẻ tiếp thu (có thể họ chấp nhận như một sự áp đặt). Trong khi đó, thế hệ giáo viên trẻ vẫn còn những va chạm của cuộc sống. Họ có lợi thế có thể gần học sinh hơn, dễ dàng chia sẻ tình cảm – tâm lý giới trẻ, nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống để truyền đạt, dẫn dắt các em. Chưa nói đến việc giáo viên trẻ hiện còn chịu nhiều áp lực trong công tác giảng dạy chuyên môn…
Trên thực tế, chưa có một sự đánh giá – thẩm định nào có giá trị về hiện trạng giáo viên có đủ kinh nghiệm – kỹ năng sống hay không. |
Với thực trạng này, nên chăng ngành giáo dục phải bắt đầu từ việc tạo kỹ năng sống cho giáo viên trước. Tất nhiên không phải qua những buổi họp chuyên môn nặng nề, những đợt tập huấn cho có, mà trước hết phải cho giáo viên có được thời gian để tự rèn luyện, thu nhận thông tin – kiến thức sống. Muốn như thế giáo viên phải có mức lương đảm bảo cho cuộc sống; giảm tải thành tích, áp lực thi cử; thay đổi cách đánh giá giáo viên… nghĩa là cả một biện pháp tổng thể để đảm bảo nhà giáo có được “không gian sống thật”, “nghiên cứu thật”, “làm người thật”…
Để dạy kỹ năng sống, dạy cách làm người cho học sinh, không thể lấy khẩu hiệu hay những bài tuyên truyền vô hồn, mà cần có sự kết hợp những đạo đức – luân lý tiền nhân với những bài học thực tế sống động. Thậm chí giáo viên còn phải biết “học” từ chính cuộc sống của giới trẻ, từ học trò mình để từ đó đưa ra định hướng cho các em. Liệu có bao giáo viên thực hiện được điều này?
Nỗ lực của bản thân mỗi nhà giáo chỉ là một phần, chính những chính sách quy định từ ngành giáo dục mới là phần quyết định.
Hoàng Ngọc Lữ
thực tế, một sự, đánh giá, giáo viên, kinh nghiệm, kỹ năng, đến việc, nhà giáo, có được, để dạy, học sinh, làm người, ngành giáo, công tác, giảng dạy, chuyên môn, cuộc sống, có thể, thế hệ, lợi thế, tiếp cận, thông tin, giới trẻ, định, hiện, sống, cách, phải, những
BUỔI TRAO TẶNG SÁCH DO THƯ VIỆN TP.HỒ CHÍ MINH ĐẾN TRUNG TÂM NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI TỈNH HÀ TĨNH Chúng ta ai cũng được quyền nhìn , ngắm mọi sự vật trên trai đất . Không gì bằng được tự do đi lại mà không cần sự giúp đỡ của người nào . Thế nhưng , bên cạnh chúng ta còn bao nhiêu...
Ý kiến bạn đọc