Hiện nay CNHT của VKTTĐMT còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, những doanh nghiệp trong vùng có khả năng cung ứng các sản phẩm hỗ trợ quy mô sản xuất nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của DN.
Các DN công nghiệp lớn trong vùng như Công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam, Công ty Sản xuất và lắp ráp ôtô Trường Hải Chu Lai, Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn… để phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn phải phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu. Cho dù các sản phẩm có thể được nhập khẩu với giá rẻ nhưng vì chủng loại nhiều; phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa nói đến rủi ro về tiến độ, thời gian. Mặt khác, các công ty sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyền sản xuất nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm CNHT khác.
Do vậy, để thu hút đầu tư vào các ngành CNHT tại VKTTĐMT cần có những giải pháp, định hướng và cơ chế phát triển riêng nhằm xây dựng một nền tảng công nghiệp hỗ trợ có tính động lực cho việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, đảm bảo sự phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh để cùng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Một số giải pháp cụ thể là:
Giải pháp về hạ tầng cơ sở, đó chính là phát triển năng lực vận tải, giao nhận và dịch vụ thông tin liên lạc của vùng. Điểm hạn chế rất lớn đối với CNHT của VKTTĐMT là quy mô thị trường khá nhỏ và bị cắt khúc trong khi hệ thống giao thông vận tải lại không phát triển đúng mức. Với đặc điểm này sẽ làm phát sinh chi phí cao cho các hoạt động công nghiệp do không đạt được các lợi thế về quy mô. Hệ thống vận tải, giao nhận và thông tin liên lạc còn đặc biệt quan trọng đối với CNHT vì nó liên quan đến chi phí và thời gian giao hàng, hai trong số ba nhân tố chủ yếu của kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm trung gian. Chính vì lý do đó, đây là giải pháp hàng đầu và là khâu đột phá trong các giải pháp phát triển CNHT của VKTTĐMT.
Để tăng cường năng lực vận tải, giao nhận và thông tin liên lạc của vùng, cần: Sớm xây dựng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đẩy mạnh khai thác tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nhằm gia tăng lượng hàng hóa lưu thông qua vùng, tạo động lực kích thích DN đầu tư vào lĩnh vực vận tải. Phối hợp giữa các địa phương trong vùng quy hoạch và thiết lập hệ thống kho bãi trung chuyển, hệ thống thông tin điện tử và phương thức trao đổi thông tin về giao nhận và vận chuyển nội vùng, giữa các vùng và kết nối với các hệ thống giao nhận quốc tế.
Giải pháp liên kết các vùng kinh tế lớn trong nước và quốc tế về các ngành công nghiệp mũi nhọn và CNHT mục tiêu. Mục tiêu của giải pháp này là nhằm nâng dần vị trí của Đà Nẵng và các tỉnh vùng trong các chọn lựa chiến lược của các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và CNHT. Với sự liên kết chặt chẽ có thể tạo được, các DN trong VKTTĐMT có thêm cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ, tiến tới hợp tác đầu tư vào các ngành này. Thêm vào đó, theo quy luật lan tỏa, cùng với việc xây dựng được hệ thống vận tải và thông tin tốt, các DN có thể tiến dần trong các nấc thang cung ứng. Thông qua các liên kết này có thể tìm kiếm các giải pháp khắc phục hạn chế của công nghiệp địa phương như về nguyên vật liệu, máy móc, nhân lực.
Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư cho các DN hạ nguồn và thượng nguồn theo các cụm công nghiệp. Giải pháp này sẽ tạo ra sự kích thích đầu tư của các DN vào các lĩnh vực công nghiệp khuyến khích đầu tư của các địa phương trong vùng. Các chính sách ưu đãi sẽ được tính toán để đảm bảo tính vượt trội hơn so với các chính sách thu hút đầu tư khác. Ngoài ra, có cơ chế ưu đãi đặc biệt đối với các DN lớn, sử dụng nhiều công nghệ và thiết bị, có hoạt động sản xuất nhiều công đoạn và cần nhiều chi tiết.
Định hướng quy hoạch cụm công nghiệp trong vùng: TP. Đà Nẵng: Công nghiệp dệt may, da dày, dịch vụ logistics, dịch vụ thuê tài chính, thiết kế kiểu dáng công nghiệp và in ấn bao bì, thiết bị điện; tỉnh Quảng Nam: công nghiệp cơ khí, lắp ráp, xử lý kim loại; tỉnh Quảng Ngãi: công nghiệp hóa chất, nhựa; tỉnh Bình Định: công nghiệp cơ khí, lắp ráp.
Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đây cũng là một trong những giải pháp trọng tâm của chính sách xây dựng CNHT. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển CNHT thì các DNNVV chính là nguồn chính để hình thành các DN hỗ trợ và là khu vực hấp thụ các chuyển giao công nghệ một cách tốt nhất.
Những cản trở chính của các DNNVV chủ yếu tập trung vào các khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, năng lực nắm bắt thị trường và khả năng đàm phán kinh doanh. Chính sách hỗ trợ DNNVV phải nhằm tháo gỡ các khó khăn này và tạo điều kiện cho khởi sự kinh doanh. Đặc thù của các DNNVV trong vùng là phần lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Vì vậy, chính sách hỗ trợ DNNVV cần được tính toán cụ thể để có ưu đãi rõ nét đối với các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như hỗ trợ về thông tin thị trường; về vốn thông qua giảm và giãn thuế, thuê đất, thời gian và thủ tục pháp lý; về đào tạo năng lực quản lý và kinh doanh;…
Giải pháp về khoa học công nghệ: Cần hình thành các trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ có sự tham gia của các DN lớn và các DNNVV. Một trong các cản trở lớn nhất của các DNNVV vào hệ thống cung cấp của các DN lắp ráp là sự không tương thích về công nghệ và chất lượng sản phẩm, do sự chênh lệch về trình độ công nghệ và sự thiếu thông tin của hai bên trao đổi. Đặc biệt là hình thành một hệ thống hấp thụ công nghệ liên tục dựa trên sự tự nguyện của các DN tham gia; hình thành các trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ trong một số ngành then chốt như chế tạo thiết bị cơ khí, dệt nhuộm, da, nhựa và cao su....
Giải pháp về tài chính,đây là giải pháp đi kèm với hỗ trợ công nghệ và vốn cho các DNNVV. Việc cho thuê tài chính sẽ trở thành hoạt động khá quan trọng trong CNHT vì nó cung cấp nguồn công cụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện các DNNVV trong vùng là khá yếu về vốn và công nghệ, việc hình thành các dịch vụ cho thuê tài chính sẽ giúp các DN này giảm bớt rủi ro khi đầu tư cho công nghệ, giảm chi phí đầu tư ban đầu, tiếp cận được các công nghệ hiện đại hơn và rút ngắn thời gian hấp thụ công nghệ.
Các địa phương trong vùng cần có các chính sách cụ thể cho việc thúc đẩy các DN cho thuê tài chính dựa trên sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng thương mại và hạ tầng công nghệ thông tin. Cần tiến hành: Xây dựng đề án đánh giá về nhu cầu và năng lực của các dịch vụ cho thuê tài chính; Thực hiện các hội thảo về cho thuê tài chính; Giới thiệu và kêu gọi các công ty cho thuê tài chính trong nước và quốc tế đến đặt văn phòng hoặc hoạt động tại Đà Nẵng; Thiết lập văn phòng hỗ trợ pháp lý và thông tin cho các DNNVV trong lĩnh vực cho thuê tài chính.
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển lĩnh vực đào tạo các ngành nghề theo mục tiêu. Giải pháp cuối cùng cho nỗ lực thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNHT sẽ hướng đến việc tạo ra sự sẵn sàng và khả năng cạnh tranh của vùng về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đề cập trong giải pháp này là các công nhân có tay nghề trong các lĩnh vực công nghiệp mục tiêu và các chuyên viên trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao.
Những lĩnh vực cần thu hút lao động chất lượng cao sẽ gồm: chuyên gia về vận tải, bảo hiểm, logistics; chuyên gia về cho thuê tài chính; chuyên gia về thiết kế kiểu dáng công nghiệp; chuyên gia về cơ khí, nhựa, hóa chất. Tập trung phát triển các cơ sở và hoạt động đào tạo tay nghề trong các lĩnh vực ưu tiên như may mặc, lắp ráp cơ khí, xử lý kim loại, nhựa và hóa chất. Để thực hiện chương trình này, cần phải: Thực hiện việc kết hợp đào tạo trong các trung tâm chuyển giao công nghệ; Xây dựng chính sách dành cho các DN trong ngành khi đảm nhận thêm vai trò đào tạo tại chỗ; Hỗ trợ các trung tâm đào tạo mở các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu.
Phát triển CNHT ở VKTTĐMT là hết sức cần thiết, nhưng cần phải đánh giá thực lực của các DN trong vùng và xây dựng năng lực cho các DN trong vùng để nâng cao sức cạnh tranh. Đặc biệt, cần xác định được mũi nhọn đột phá trong phát triển CNHT của vùng nhằm tạo ra được một thị trường mới tiềm năng có sức hút lớn đối với các DN, các tập đoàn, các công ty đa quốc gia. Theo đó, các giải pháp trên cần được thực hiện theo chiến lược kéo nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục, chi phí và nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư. Có như vậy, ngành CNHT của VKTTĐMT mới khởi sắc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào vùng, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, đưa vùng KTTĐMT trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước./.
VEN MT
cnht của, nhập khẩu, trong vùng, khả năng, các sản, hỗ trợ, quy mô, sản xuất, các dn, công nghiệp, công ty, lắp ráp, kinh doanh, có thể, chi phí, thời gian, khó khăn, quản lý, thu hút, đầu tư, vào các, giải pháp, phát triển, xây dựng, lực cho, các ngành, mũi nhọn, trong và, cạnh tranh, tham gia, quốc tế, cụ thể, năng lực, vận tải, giao nhận, dịch vụ, và thông, tin liên, của vùng
Báo Bình Dương đã kết hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức 8 buổi hội thảo thuộc dự án "Nông dân thành doanh nhân" ứng dụng nông nghiệp công nghệ caoNông Dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên, nông dân".Đồng...
Ý kiến bạn đọc