Bà Lập - một nạn nhân của “cò” ngân hàng - phải thuê lại căn nhà đã bán để trả nợ - Ảnh: Đ.Tuyên |
Không khí yên bình tại xã Láng Dài, một vùng quê thuần nông của huyện Đất Đỏ, gần đây đã bị khuấy động bởi hàng loạt vụ lừa đảo bởi những đường dây “cò” NH. Chỉ tính riêng tại huyện Đất Đỏ đã có khoảng 20 gia đình bị các “cò” NH đưa vào bẫy. “Tôi phải bán hết đất của mình để trả nợ, bị lừa trắng tay, uất muốn cắn lưỡi luôn” - ông Nguyễn Văn Lâm, một nạn nhân của “cò” NH, than thở.
Sập bẫy... “cò”
Năm 2006, đàn vịt đang nuôi tự nhiên lăn đùng ra chết, gia đình ông Lâm bị giáng thêm một đòn nặng: nhà bị bão Xangsane giật sập. Trong lúc tuyệt vọng, ông Lâm được bà Huỳnh Thị Phong, một “cò” NH, tìm đến ngỏ ý làm giúp thủ tục để vay vốn. Để tạo lòng tin cho ông Lâm, bà Phong tỏ ra hào phóng cho ông mượn tạm 50 triệu đồng trả khoản nợ vay trước đó tại NH Đầu tư phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu để rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần 10.000m2.
Khi đã có sổ đỏ, bà Phong “nhiệt tình” làm hồ sơ và đem thế chấp tại NH Techcombank (chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu), nói là để vay “giúp” ông Lâm 100 triệu đồng. Thế nhưng khi làm thủ tục, bà Phong đã tự ý nâng mức vay trong hồ sơ lên 600 triệu đồng. “Cứ nghĩ người ta nhiệt tình giúp mình nên khi ra phòng công chứng ký giấy tờ, tui cũng không đọc mà chỉ ký theo hướng dẫn của bà Phong và nhân viên công chứng” - ông Lâm nhớ lại. Chỉ đến khi lên NH nhận tiền, ông Lâm mới tá hỏa vì chính mình “được” vay đến 600 triệu đồng. Khi ông Lâm phản ứng, bà Phong mới trấn an rằng đã đưa thêm tài sản của mình vào mới được vay khoản tiền lớn như vậy.
Một phần đang cần tiền để sửa sang nhà cửa, phần thì bà Phong đang nắm giữ 500 triệu đồng, ông Lâm chỉ còn cách đồng ý sau khi buộc bà Phong viết giấy tay mượn số tiền trên với cam kết trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn. Gần đến hạn trả nợ, ông Lâm tìm đến địa chỉ nhà bà Phong thì mới biết “ân nhân” của mình đã cao chạy xa bay. Cuối cùng ông Lâm đành cắn răng bán đất trả cả gốc lẫn lãi cho NH lúc này đã lên tới 696 triệu đồng.
Cách nay bốn năm, biết gia đình bà Lập đang nợ số tiền 45 triệu đồng, trong đó có 25 triệu đồng vay NH đến hạn phải trả, “cò” Hạnh tìm đến ra tay “nghĩa hiệp”, ứng trước 50 triệu đồng để thanh toán nợ, rút sổ đỏ của lô đất 4.000m2 của gia đình bà Lập trong NH ra. Theo sự hướng dẫn của “cò” Hạnh, bà Lập đem sổ đỏ nhờ “cò” Lệ vay một khoản tiền lớn tại NH Phát triển nhà ĐBSCL (chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu) để vừa trả nợ cho “cò” Hạnh vừa có thêm khoản vốn làm ăn.
Cũng bằng thủ đoạn tương tự “cò” Phong, “cò” Lệ đã đem hồ sơ này thế chấp NH để vay 200 triệu đồng nhưng chỉ đưa cho bà Lập 120 triệu đồng, phần còn lại “cò” Lệ tính các khoản “phí bôi trơn” và chia chác cũng như trả nợ với “cò” Hạnh. Sau khi “cò” Lệ biến mất, bà Lập chỉ còn biết ký vào giấy bán toàn bộ lô đất duy nhất để trả dứt điểm nợ trong và ngoài NH lúc này đã lên tới 400 triệu đồng (đầu năm 2010). Hiện nay bà Lập đang phải thuê lại ngay chính căn nhà ngày xưa của mình với giá 500.000 đồng/tháng để ở.
Tương tự, một số trường hợp khác như bà Sáu Mão, ông Hồ Dủ (ở Thanh An, Láng Dài) cũng rơi vào tình cảnh dở khóc dở mếu với khoản nợ từ trên trời rơi xuống. Từ khoản vay ban đầu chỉ có 50 triệu đồng, thông qua sự phù phép của một số “cò” NH, gia đình bà Sáu Mão hiện đang gánh một khoản nợ lên tới hơn 1,2 tỉ đồng. Bi kịch nhất là trường hợp gia đình ông bà Huỳnh Văn Phước, với 36 nhân khẩu, đã bị “cò” Phong để lại một khoản nợ lên tới 1,8 tỉ đồng với sổ đỏ nằm trong NH.
Chân dung “cò”
“Cò” Huỳnh Thị Phong có nhà trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu. Bà Phong khoảng 60 tuổi, tướng phốp pháp, sang trọng nên dễ dàng tạo lòng tin cho người khác. Chỉ tính riêng tại huyện Đất Đỏ đã có hàng chục người dân bị bà Phong lừa tiền hoặc mượn sổ đỏ, thế chấp NH rồi chiếm dụng luôn khoản tiền được vay. Hiện “cò” Phong rất ít xuất hiện vì đã bị nhiều người gửi đơn khởi kiện đến chính quyền địa phương.
“Cò” Nguyễn Thị Lệ hành nghề buôn bán đất đai và có quan hệ thân thiết với giới bất động sản, nhân viên NH. Trước đây bà Lệ mở trung tâm giới thiệu, mua bán nhà đất trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu). Trong đường dây của bà Lệ có ít nhất bốn “cò” NH cùng hợp tác làm ăn. Nhiều “cò” trong đường dây này sẵn sàng bỏ tiền để mua lại đất của những người dân đang bị NH thông báo phát mãi tài sản. Ông Trần Văn Bông - chồng bà Lập, nạn nhân của “cò” Lệ - tức giận kể lại: “Tôi đã nhiều lần gọi điện, tìm đến nơi bà Lệ làm việc để hỏi cho ra lẽ nhưng chưa lần nào gặp được. Họ đã trắng trợn lừa vợ chồng tôi”.
Riêng “cò” Ngô Thành Nhân, ngụ thị trấn Đất Đỏ, đã lừa luôn ông Hồ Dủ (cùng ngụ tại địa phương). Ông Dủ đem toàn bộ giấy tờ nhà đất 4.000m2 để cùng Nhân làm thủ tục vay NH. Sau khi cầm sổ đỏ của ông Dủ, Nhân đưa cho hai người khác đem đến NH Đông Nam Á (SeABank) để làm hợp đồng thế chấp (ba bên) vay vốn. Ông Dủ cho biết khi đưa hợp đồng ra công chứng ông cũng không đọc, người ta chỉ chỗ nào ông ký chỗ đó. Đến lúc ông Dủ đi trả tiền NH mới biết hồ sơ vay của ông bị đẩy lên 500 triệu đồng chứ không phải chỉ 80 triệu đồng như ông đã nhận trước đây.
Khi biết mình bị “cò” Nhân đưa vào tròng, ông Hồ Dủ cho biết hoàn toàn không thấy bất kỳ nhân viên nào của NH SeABank đến gặp ông để thẩm tra và định giá tài sản. Thậm chí cũng chẳng có nhân viên của NH gặp ông để giải thích về trách nhiệm cũng như rủi ro của bên thứ ba - bên thế chấp (tài sản có khả năng bị phát mãi nếu bên vay không trả được nợ), dù đây là hợp đồng thế chấp ba bên.
ĐỨC TUYÊN - HẢI ĐĂNG
Lợi dụng quy trình của ngân hàng
Giải thích về quy trình vay, ông Hoàng Anh Tuấn, trưởng phòng khách hàng cá nhân của SeABank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết từ năm 2009 trở về trước, NH chấp nhận cho vay trong các trường hợp có hợp đồng thế chấp ba bên (bên cho vay - NH, bên vay và bên thế chấp). Chỉ cần có tài sản được bên thế chấp ký ủy thác hoặc hợp tác làm ăn để bên vay vốn làm hợp đồng tín dụng vay là NH có thể giải ngân. Lợi dụng chính quy trình này, các “cò” đã làm giả hợp đồng hợp tác làm ăn hoặc ủy thác giữa mình và người dân cho mượn sổ đỏ để đem vay NH và chiếm dụng vốn. “
Từ đầu năm 2010 đến nay, các đối tượng của bên thế chấp trong hợp đồng ba bên đã được thu hẹp trong trường hợp có quan hệ ruột thịt (cha mẹ, anh chị em...) với bên vay vốn. Nhưng dù theo quy trình cũ hay mới, nhân viên tín dụng luôn phải gặp gỡ trực tiếp bên thế chấp tài sản để giải thích rõ trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan, chẳng hạn như tài sản có khả năng bị NH phát mãi để thu hồi nợ nếu bên vay không trả được nợ” - ông Tuấn nói.
bà lập, nạn nhân, của cò, để trả, huyện đất, đã bị, đường dây, cò nh, đỏ đã, gia đình, của mình, ông lâm, tìm đến, thủ tục, để vay, bà phong, 50 triệu, khoản nợ, tại nh, bà rịa, vũng tàu, sổ đỏ, hồ sơ, thế chấp, chi nhánh, triệu đồng, công chứng, nhân viên, được vay, tài sản, khoản tiền, sau khi, đến hạn, trả nợ, lên tới, vay nh, cò hạnh, cò lệ, làm ăn, cò phong, trường hợp, ông hồ
Đồng hành cùng Nông dân trong chặng đường hình thành và phát triển . TS.Mộc Quế đã có buổi Giao lưu trực tuyến với Chương trình "Nông dân thành Doanh Nhân" “Nông Dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thu hút sự tham gia của đông đảo hội...
Ý kiến bạn đọc