Theo ông Sinh, từ năm 2003 đến nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành gỗ trên 30%/năm nhưng ngành này chưa phát triển theo chiều sâu, chỉ làm gia công, lợi nhuận thấp.
Để sản xuất ra một sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, phần nguyên liệu gỗ chiếm 70% giá thành, còn lại là chi phí hoá chất, nhân công, quản lý… Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu nhập và điện, nước, xăng dầu, nhân công… tăng cao khiến lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động chế biến, xuất khẩu chỉ còn khoảng 0,05 USD/USD kim ngạch. Như vậy, với giá trị kim ngạch năm 2010 dự kiến đạt khoảng 3,1 tỉ USD, lợi nhuận ròng của trên 2.500 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thu về chỉ tối đa hơn 150 triệu USD. Lợi nhuận này, theo khảo sát của Vifores, chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp quy mô lớn, vốn mạnh, có đơn hàng xuất khẩu nhiều, còn những đơn vị nhỏ – chiếm hơn 90% – chỉ hoà hoặc lỗ vốn.
Khó khăn lớn nhất cản trở doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trong nước, theo ông Nguyễn An Điềm, chủ tịch hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, ngoài chi phí đầu tư cao (1.000 USD/ha) và đến bảy năm sau mới cho khai thác, còn do đất đai trong quy hoạch phát triển rừng đều thuộc quyền sở hữu của người dân nên doanh nghiệp không đủ tiền mua.
Hoàng Bảy
“Nông Dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên, nông dân". Dịp này, lãnh đạo HỘi Nông Dân tỉnh Bình Dương đã trao 4 Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng...
Ý kiến bạn đọc