Có lẽ vì thế mà quế ở Yên Bái mới nổi danh, mới là "đệ nhất" thiên hạ, dù rằng ở Quảng Nam, vùng đất anh hùng cũng có quế. Ở Yên Bái có rất nhiều thứ được coi là đặc sản riêng biệt không thể lẫn, không thể làm giả, làm nhái được như ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải; văn hoá Tết của người dân tộc thiểu số; Đảo Cò ở Thác Bà; đá quý ở Yên Bình, Lục Yên... và quế ở Văn Yên.
Yên Bái có 25.000 ha quế ở 3 huyện là Văn Yên, Trấn Yên và Văn Chấn. Riêng Văn Yên chiếm 16.000 ha/25.000 ha quế của tỉnh. Trong cuốn sách quý viết về các vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi thì quế thuộc họ long lão. Còn với Văn Yên, quế gói gọn trong câu nói của người dẫn tôi đi "mục sở thị" là: người là quế, quế là người. Bởi cứ đi đến bất cứ đâu ở 27 xã, thị trấn của Văn Yên cũng gặp quế - dù ít hay nhiều. Chính xác là tất cả các hộ dân ở Văn Yên, thu nhập trong gia đình của họ đều liên quan đến quế. Thực chất, quế được quy hoạch, được trồng nhiều chỉ ở 8 xã của huyện. Số diện tích quế của 8 xã này chiếm 2/3 tổng diện tích quế ở Văn Yên. Ở Văn Yên, người là quế mà quế lại là người là sao? Qua tìm hiểu tôi được biết, người đầu tiên trồng quế ở Văn Yên, Yên Bái xa xưa là người Dao đỏ. Và, từ đó, cây quế đã trở thành một thực thể không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao nơi đây. Cái tục lệ bao đời chưa thay đổi của người Dao đỏ trong văn hoá liên quan đến quế là cứ ăn Tết xong, khi mưa xuân xuống là nhà nhà, người người đi trồng quế như chúng ta xuống đồng cấy lúa vậy. Người Dao đỏ không thờ cây quế nhưng họ luôn để quế ở những vị trí trang trọng, dễ nhớ. Trong mỗi một cuộc dựng vợ, gả chồng cho con cái, bao đời nay, người Dao đỏ đều dùng của hồi môn là vườn, đồi quế. Đây là của hồi môn chính chứ không phải đồng bạc trắng hay những hiện vật khác. ông Trần Thế Hùng, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, "dân" lâm nghiệp "xịn" bảo rằng: Quế xuất hiện ở Yên Bái sớm nhất trong cả nước nhưng từ bao giờ thì vẫn chưa xác định được chính xác. Thời Pháp thuộc, Yên Bái không những là nơi khai thác đá quý mà còn là nơi để thực dân khai thác nguồn cây công nghiệp lâu năm là quế. Quế làm dược liệu, làm nguyên liệu sản xuất nước hoa, chế biến làm thức ăn... Quế được xuất khẩu đi Ấn Độ và các nước Đông Âu..
Tôi muốn đi thăm những đồi quế cổ, có nhiều năm tuổi, cán bộ văn phòng huyện thì cho rằng, đưa tôi đi thăm xã vùng 2 thôi, nếu đi vùng 3, sợ tôi không leo được đồi và khó có thể chịu được cái lạnh thấu da của miền núi. Thế là tôi đến xã Đại Sơn, một trong 8 xã trồng nhiều quế nhất huyện. Những người ngồi tiếp chuyện và trực tiếp đưa tôi đi thăm vườn, rừng quế là Phó chủ tịch, Chủ tịch, Bí thư... đều là những hộ trồng và khai thác quế xuất sắc, đều tên là Minh. Ông Lý Văn Minh - Phó chủ tịch xã cho biết: 70% người dân trong xã là dân tộc thiểu số Dao. Phần lớn cán bộ xã Đại Sơn là người dân tộc thiểu số.ỞĐại Sơn có truyền thống nhà nhà, người người trồng quế. Bao đời nay, cùng với sự tồn vong và phát triển của cây quế, dân tộc Dao vẫn giữ được những nét truyền thống văn hoá. Việc trồng quế của người Dao trước đây cũng khác với người dân tộc khác. Khi Nhà nước "ngăn sông cấm chợ", đưa quế vào danh mục không được mua bán công khai thì... để không bị phát hiện, người Dao ươm, trồng quế theo tập tục riêng của mình. Cứ tối đến, họ rắc một chòm hạt ở cái đồi hoặc bãi đất trống cạnh nhà. Hành động đó được thực hiện sau khi một đứa trẻ ra đời. Đó là hành động đánh dấu sự sử dụng, quản lý của mình đối với diện tích đất đó. Ông Minh bảo rằng, trước đây là như vậy nhưng từ đầu thế kỷ XXI đến nay, chẳng còn chỗ để mà đánh dấu đâu. Rừng, đồi đã được giao cho hộ dân quản lý rồi, của ai tự làm. Khó khăn thì hỏi cán bộ khuyến nông, cán bộ lâm nghiệp... ông Minh tự hào khoe rằng, người Dao Đại Sơn có được cuộc sống ổn định như hôm nay là nhờ quế. Quế thường thu hoạch vào từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm. Lúc đó, quế mới róc và cho đúng chất lượng của sản phẩm. Người Dao đỏ có bí quyết gia truyền trồng quế riêng. Nó được trồng gối nhau trong rừng để cây này được thu hoạch, cây kia bắt đầu lớn. Bởi thế, rừng quế quanh năm có thu hoạch, có trồng mới xen canh. Thông thường cứ trồng từ 5-7 năm thì cây quế đó được thu hoạch. ông Lý Thế Minh - Chủ tịch xã Đại Sơn khẳng định: Cây quế bây giờ là tận thu. Trước đây, người dân chỉ thu hoạch thành phẩm là quế để bán rồi bỏ đi hết. Thế nhưng vài năm trở lại đây, tất cả các sản phẩm của cây quế đều là hàng hoá. Gỗ quế thơm nên bán rất đắt, nhất là những cây có đường kính từ 20cm trở lên. Họ mua gỗ quế về làm nhà. Loại gỗ từ 5-7cm bán được 450.000 đồng/m3; loại 25-30cm bán được 1,2 triệu đồng trở lên/m3; cành lá quế là 700.000 đồng/tấn; tinh dầu quế được trưng cất từ lá, cành tạp nham từ 260.000 -280.000 đồng/kg. Quế khô thành phẩm là 12.000 đồng/kg. Theo ông Minh Chủ tịch, giá quế và các sản phẩm liên quan đến quế năm 2009 là ổn định. Người trồng quế có lãi, cho thu nhập cao hơn các loại cây khác. Về chăm sóc, quế không tốn thời gian và phân bón. Cơ bản là phải thăm, giữ gìn và để ý. Cây quế cổ thụ, to nhất ở Đại Sơn có đường kính 80cm đã bị chết vì già. Quế cổ thụ ở Đại Sơn còn rất ít, loại đường kính 30cm thì còn nhiều nhưng ở rải rác trong vườn, rừng quế của hộ gia đình chứ không ở khu tập trung. Hiện xã Đại Sơn đang tiến hành bảo tồn 30 cây quế cổ để lấy hạt làm giống chung và tiến hành quy hoạch vùng 3ha quế được 10 năm tuổi để bảo tồn.
Tại đồi quế nhà ông Lý Kim Thanh ở thôn 2, một trong những hộ trồng và thu nhập quế cao lại sở hữu nhiều cây quế đường kính 30cm nhất Đại Sơn. Ông Minh và ông Thanh cứ đi lại xung quanh những cây quế hơn 10 năm tuổi, trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ dân tộc, dùng chìa khoá xe máy ấn vào thân cây như thể làm phép gì đó. Tôi tò mò với hành động đó, ông Minh giải thích rằng: Trích vào đó để xem nhựa quế thế nào, độ dày của quế ra sao thì sẽ biết giá trị của cây quế 10 năm tuổi đó. Theo đánh giá của các "chuyên gia" quế ở Đại Sơn, tài sản quế của gia đình ông Thanh bây giờ là tiền tỷ, còn cụ thể bao nhiêu tỷ thì... chỉ chủ nhân biết. Chia tay rừng quế nhà ông Thanh, ông Minh dẫn tôi đến chỗ 3ha quế 10 năm tuổi trong danh sách quanh vùng bảo tồn. Quả là ngút ngàn. Con người thật nhỏ bé bên cạnh những cây quế cao vút tầm mắt. Tôi bất giác nghĩ đến du lịch ở vùng quế. Đem cái suy nghĩ chợt loé của mình trao đổi với Chủ tịch UBND huyện Trần Thế Hùng, tôi được biết: Huyện Văn Yên đã có hẳn một đề án đầu tư, khuyến khích người nông dân trồng quế giữ lại những vườn, rừng quế từ 12 tuổi trở lên để làm du lịch sinh thái. Thực chất, huyện cũng đã trích ngân sách để hỗ trợ nông dân làm việc đó. Du lịch sinh thái với những nét văn hoá truyền thống của người Dao cùng các món ăn được chế biến có hương vị quế đang là đề án kêu gọi đầu tư du lịch của Văn Yên. Khi vị cay của quế đã quện với cái tình của người thì chắc chắn, nó sẽ là một thể thống nhất khó tách rời. Du lịch sinh thái, những cây quế và văn hoá Dao... tất thảy sẽ làm du khách ngạc nhiên nếu được đầu tư đúng mứcn Một ngày cuối năm 2009
Nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Văn Bổn đã công bố các truyền thuyết sưu tầm được liên quan đến cây quế Trà My vô cùng cảm động và đầy màu sắc lãng mạn : khi công chúa Trần Huyền Trân từ biệt xã tắc và người yêu, cất bước vu quy để đem về cho Tổ quốc hai châu Ô và Lý; lúc nàng gạt nước mắt cũng là lúc mùi hương từ mái tóc dài óng mượt bay tạt vào rừng, từ đó khắp vùng ấy trở thành rừng quế, cây nào cũng thơm lừng lựng.
Một truyền thuyết khác kể rằng : Huyền Trân lúc trở thành hoàng hậu với mỹ hiệu là Paramecvari đã thường xuyên mắc bệnh phong thấp, vua Chiêm là Chế Mân vốn rất yêu vợ nên sai quan hầu lên tận rừng Trà My tìm cho được gỗ quế làm guốc cho nàng, từ đó bệnh dần dần dứt hẳn (theo Nguyễn Văn Bổn : Văn nghệ dân gian Quảng Nam miền biển - Sở VH-TT, 2001). Một truyện khác của đồng bào Cadong kể, có chàng mồ côi hiền lành (mô-tip chuyện kể dân gian các dân tộc miền núi ) vì nghèo mà bỏ làng ra đi; trong một lần gặp phải dông tố, bão bùng nên cả thân mình bị rét mướt, đói lả và thiếp đi dưới tán cây rừng. Ngay đêm ấy, Giàng hiện lên mách bảo rằng : cả thân, vỏ, rễ, lá cây mà chàng đang nằm là phương thuốc quý. Tỉnh dậy, chàng nếm thử, và quả thật cả thân mình được ấm áp và thơm lựng làm sao. Từ đó, chàng đổi quế lấy muối, chiêng, ché... và trở nên giàu có nhất vùng. Còn nhiều chuyện kể khác nữa...
Cây quế Trà My được các nhà khoa học đặt tên là Cinnamonnum Cassia, thuộc họ Cinnamonnum ( là một trong bốn loại quế quý ở Đông Dương). Nó là nguồn hương liệu, dược liệu cả Đông và Tây y ưa chuộng. Đã nhiều thời cây quế Trà My là mặt hàng xuất khẩu giá trị của Quảng Nam, bởi lượng tinh dầu lớn, thơm và có vị ngọt ngào hơn hẳn quế của các nơi khác. Ấy thế nhưng cũng có một thời, người dân Trà My điêu đứng bởi trồng quá nhiều quế ở nơi khác du nhập đến (“tiếc thay cây quế giữa rừng” vì không phải là... quế Trà My) - cây thì chóng lớn mà vỏ mỏng hơn, hương ít thơm hơn, vị ngọt ít hơnlượng tinh dầu thấp... Rồi mới năm nay, cây quế lại rớt giá, không đủ chi phí bỏ ra và không xứng công lao của người trồng cây. Nhưng không phải vì lẽ đó mà diện tích trồng quế bị thu hẹp. Trà My đã trở thành hai đơn vị hành chính cấp huyện : Nam Trà My và Bắc Trà My, nhưng cây quế ở vùng này chỉ một tên gọi. Bây giờ cây quế Trà My đã có mặt khắp núi rừng Quảng Nam. Dẫu ở Tiên Phước, Phước Sơn, Hiệp Đức hay Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang... , quế vẫn ngọt nồng tên gọi : Trà My - quế Quảng Nam.
Sực nhớ năm nay, đúng 700 năm (1306-2006 ) ngày Huyền Trân công chúa hy sinh tình riêng để giang sơn được hòa hảo, bờ cõi Đại Việt mở rộng về phương Nam. Theo thời gian, tấc lòng thơm thảo của công chúa cùng với hương quế Trà My vẫn còn phảng phất...
“Nông Dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên, nông dân". Dịp này, lãnh đạo HỘi Nông Dân tỉnh Bình Dương đã trao 4 Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng...
Ý kiến bạn đọc