Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Sơ lược về chi Hồi (Illicium) ở Việt Nam

Đăng lúc: Thứ bảy - 03/08/2013 15:24 - Người đăng bài viết: Quản trị
Sơ lược về chi Hồi (Illicium) ở Việt Nam

Sơ lược về chi Hồi (Illicium) ở Việt Nam

Hồi (Illicium) là chi duy nhất của họ Illiciaceae, hiện có khoảng 40 loài phân bố trên nhiều khu vực của thế giới. Ở Việt Nam đã phát hiện được 16 loài hồi, trừ loài I. verum chỉ gặp trong trồng cấy, các loài còn lại thuộc dạng hoang dại và thường sinh trưởng tự nhiên trong rừng nguyên sinh, đôi khi cả rừng thứ sinh ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Loài hồi (Illicium verum) từ lâu đã được trồng thành những quần thể lớn ở dạng rừng trồng hoặc bán hoang dại các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta chủ yếu là ở Lạng Sơn, Quảng Nam, Cao Bằng, Bắc Thái, Quảng Ninh,.v.v…

 

Tất cả các loài Hồi ở Việt Nam đều thuộc dạng cây gỗ nhỏ hoặc trung bình. Tới nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu thu từ một số loài hoang dại; các lĩnh vực khác hầu như chưa được nghiên cứu. Tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận các loài hồi hoang dại dưới đây: - I. Cambodianum Hance = Hồi Cambôt, phân bố tại Lâm Đồng, Kánh Hoà - I. difengpi A. N. Chang - syn. I griffithii = Hồi núi đá vôi, phân bố: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Ninh Bình. - I. henryi Diels. = Hồi Henry, phân bố: Lào Cai (phan xipan) - I. kinabaluense A. C. Smith = Hồi Hương Sơn, phân bố: Hà Tĩnh (Hương Sơn) - I. Leiophyllum A.C. Smith = Hồi lá nhẵn, phân bố Vĩnh Phúc, Thái Nguyên - I. macranthum A.C. Smith = Hồi hoa to, phân b: Lào Cai (Sa Pa) - I. fargersii Franch: phân bố ở Phanxipan (Sa Pa, Lào Cai) - I. majus Hook. f. et Thoms. = Đại hồi, phân bố: Lào Cai (Phanxipan) - I. pachyphyllum A.C. Smith = Hồi lá dầy, phân bố: Hà Giang (Đồng văn, Phó Bảng) - I. parviflorum Merr. = Hồi lá nhỏ, phân bố: chỉ gặp tại Bạch Mã (T.T. Huế) và Bà Nà (Đà Nẵng) - I. peninsulare A.C.Smith = Hồi bán đảo, phân bố: Yên Bái, Kon Tum. - I. petelotii A.C.Smith.= Hồi Petelot, phân bố: Lai Châu, Lào cai. - I. simonsii Maxim. = Hồi Simons, phân bố: Lào Cai (Sa Pa) - I. tenuifolum (Ridl.) A.C. Smith. = Hồi lá mỏng, phân bố: Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hoà. - I. ternstoeminoides A. C. Smith. = Hồi chè, phân bố: Sơn La (Sông Mã, Sốp Cộp). - I. tsaii A. C. Smith.= Hồi Tsai, phân bố: Lào Cai (Phanxipan). Trong số các loài Hồi hiện biết, chỉ loài Hồi trồng (I. verum) là loài có diện tích lớn, tập trong và có giá trị cao do sản phẩm (tinh dầu, quả khô) được sử dụng rộng rãi. Các loài còn lại chủ yếu được khai thác và sử dụng trong dân gian trong một số bài thuốc dân tộc (rễ hồi núi ngâm rượu chữa bong gân, hoặc trong một vài bài thuốc trị thương của những người học võ nghệ). Loài hồi trồng (Illicium verum Hook. f.) là một taxon tương đối nguyên thuỷ thuộc họ Hồi (Illiciaceae) với các đặc điểm điển hình: cây gỗ lớn hoặc trung bình, bao hoa chưa phân hoá thành đài và tràng, tồn tại dưới dạng các mảnh bao hoa. Quả nhiều lá noãn, rời, chỉ hợp ở phần gốc tạo thành quả có nhiều đại (cánh quả). Số lượng thành phần của hoa (mảnh bao hoa, nhị, noãn) nhiều, dao động. Trong nhiều trường hợp vẫn còn quan sát thấy các dạng tiến hoá trung gian của mảnh bao hoa và nhị. Đặc điểm cơ bản nêu trên đã được ghi nhận từ lâu; tuy nhiên, trong bản mô tả đầu tiên để đặt tên cho loài này, quả hồi được ghi nhận chỉ có 8 đại. Sau này, nhiều nghà nghiên cứu đã ghi nhận số đại nhiều hơn (13) khi nghiên cứu hìnhthái học cây hòi. Năm 1978 Phan Kế Lộc đã nghiên cứu chi tiết các dạng biến dị của Hồi tại Lạng Sơn và chia Hồi thành 6 dạng hình thái. Theo Kết quả nghiên cứu này, Hồi tại Việt Nam (nghiên cứu tại Lạng sơn) có 3 thứ chính với 7 dạng sau:Thứ quả có 8 cánh, gồm 3 dạng: lá rộng, lé hẹp và lá vừa; Thứ quả có trung gian : gồm 2 dạng lá rộng và lá vừa; Nhóm quả nhiều cánh (8-13 cánh) có 2 dạng lá rộng và lá vừa. Gần đây trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện một số dạng mới, đưa tổng số dạng hình thái của Hồi Việt Nam lên 10 dạng.

 

 

 

 

Hồi có nhiều loại, được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam: Quảng Ninh, Cao Bằng và nhiều nhất ở Lạng Sơn. Ngoài ra Hồi còn được trồng ở một số tỉnh miền Đông Nam Trung Quốc

   Hồi Lạng Sơn thuộc loại cây Đại Hồi (IlliciumverumHook.f). Tên địa phương gọi là cây Mác Chác. Một năm có hai vụ: vụ hồi tứ quý thu từ tháng 3 đến tháng 4; vụ hồi mùa (vụ chính) thu từ tháng 8 đến tháng 9. Hồi Lạng Sơn cho năng xuất và chất lượng tinh dầu cao hơn hẳn. Với diện tích 32.000ha, chiếm khoảng 71% tổng diện tích trồng hồi cả nước, mỗi năm Lạng Sơn thu được hàng nghìn tấn quả hồi khô, trở thành vùng sản xuất, thu hoạch hồi lớn nhất cả nước.

Đại Hồi Lạng Sơn trở nên nổi tiếng từ lâu như một loaị lâm đặc sản của vùng rừng núi Lạng Sơn. Điều kiện địa lý đặc thù của vùng đất này đã tạo nên chất lượng nổi tiếng của Hồi Lạng Sơn với hàm lượng cao về tinh dầu và Trans-anethol trong tinh dầu, đồng thời không có độc tố. Với chất lượng tinh dầu vượt trội Hồi Lạng Sơn đã và đang được sử dụng rộng rãi trong y dược, là gia vị không thể thiếu được trong ẩm thực truyền thống và các ngành nông nghiệp, mỹ phẩm và công nghiệp chế biến hiện đại giống hồi ở Lạng Sơn nước ta được thế giới đánh giá rất cao.

Theo Quyết định số: 149/QĐ-SHTT, ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và công nghệ, Quyết định Đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá thì: Hàm lượng tinh dầu cao (trung bình trên 11%); Hàm lượng và trans-anethol (trung bình trên 90%); Trong tinh dầu không có độc tố. Được nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tên gọi xuất xứ hàng hoá là Hoa Hồi kể từ ngày 15 táng 02 năm 2007.

Với vùng lãnh thổ thuộc các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn. Theo Ông Lường Đăng Ninh, Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn, để sản phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn đến với người tiêu dùng trong cả nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, Sở đang xúc tiến thành lập Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh Hồi Lạng Sơn.

Đây là một trong các công việc của dự án: Xác lập và quản lý quyền đối với chỉ dẫn địa lý “ Lạng Sơn” cho sản phẩm Hoa Hồi của tỉnh Lạng Sơn. Được biết đến nay đã có hơn 300 gia đình trồng, sản xuất, kinh doanh hồi tham gia hội viên. Dự kiến đầu tháng 9 năm 2008 Hội sẽ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.

Với việc được đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá sản phẩm Hoa hồi Lạng Sơn, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Khoa học - Công nghệ và các hội viên tham gia Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh Hồi Lạng Sơn thì việc Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh Hồi Lạng Sơn sẽ có bước chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Tác giả bài viết: Tác giả bài viết: Nguyễn Lâm
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Khủng hoảng kinh tế Doanh nhân mất cả Vợ

  http://citinews.net/kinh-doanh/khung-hoang-kinh-te--doanh-nhan-mat-ca-vo-5D2KRII/

Bộ đếm

  • Phút online: 1.457
  • Tổng lượt truy cập: 26.120.533

Quảng cáo

Liên kết website