Trong khuôn khổ "Festival Dừa Bến Tre lần III - 2012", vào lúc 20h30 tối ngày 10/4, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức trao giấy xác lập và biểu tượng lưu niệm cho 3 kỷ lục về dừa | | | Con đường dừa lập kỉ lục Sau 2 lần tổ chức Lễ hội Dừa Bến Tre năm 2009 và 2010, năm 2012 được sự chấp thuận của Chính phủ, tỉnh Bến Tre đã nâng cấp lễ hội với quy mô cấp Quốc gia có tên gọi chính thức là "Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012" với chủ đề "Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển". Festival Dừa Bến Tre năm nay được diễn ra từ ngày 05 đến 10/4/2012 với nhiều hoạt động phong phú như: Sân khấu hóa với chủ đề "Tự hào và vươn xa xứ Dừa Việt Nam"; Triển lãm các sản phẩm Dừa và Hội chợ Thương mại hàng Việt Nam chất lượng cao; Lễ hội đường phố với thông điệp "Dừa - Cây dừa tương lai"; Chương trình nghệ thuật sắp đặt Con đường Dừa với ý tưởng "Cây dừa trong đời sống của người dân Bến Tre". Đặc biệt, trong khuôn khổ "Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012", vào lúc 20h30 tối ngày 10/4, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức trao giấy xác lập và biểu tượng lưu niệm cho 3 kỷ lục sau: 1. “Con đường dừa” được sắp đặt trang trí nghệ thuật với chất liệu bằng dừa nhiều nhất Một góc con đường dừa tại Festivallần III (Ảnh C.M) Trong khuôn khổ Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012, "Con đường Dừa” được xem là điểm nhấn đặc biệt. Để tạo ấn tượng sâu sắc đối với khách tham quan, ngay từ cổng vào lễ hội, Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bến Tre đã thực hiện mô hình quả dừa cao 4m, chu vi lớn nhất theo phương ngang là 11,5m, chu vi lớn nhất theo phương dọc là 11,6m. Mô hình bằng khung sắt, bên ngoài được quấn toàn bộ bằng dây thừng chỉ xơ dừa phi 15mm, dài 2.000m. “Con đường dừa” dài 250m, trải dọc theo công viên Hùng Vương, đoạn từ cầu Bến Tre 2 đến Nhà hàng nổi với tổng diện tích mặt bằng 6.000m2, sử dụng nhiều chất liệu bằng dừa: 50 lớn, 40 nhỏ; mô hình quả dừa làm bằng chỉ xơ dừa, ngôi nhà dừa; đồ thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, các loại bánh làm từ dừa, v.v.. Đường dừa được tổ chức như một viên cảnh, trong đó dừa nổi bật là cây chủ đạo. Hai bên là hai hàng dừa dài tăm tắp xen cùng những trái dừa tạo hình đi suốt con đường dừa, chia thành 3 không gian chính: Về với xứ dừa, Ba đảo dừa xanh và Dừa mãi còn xanh. Về với xứ dừa tạo cảm giác yên bình bởi các tiểu cảnh cổng dừa, bến sông, đồng lúa, ao làng với những chiếc xuồng ba lá chở đầy dừa tươi. Ba đảo dừa xanh được xây dựng với các tiểu cảnh biểu tượng dừa dạng lồng đèn, mâm sản vật, vườn dừa giới thiệu các giống dừa và các loại cây trồng xen, cầu dừa, mặt nước… Đây là công trình do nhiều tác giả là các nghệ nhân, kỹ sư, kiến trúc sư cùng đóng góp xây dựng, qua đó khẳng định và tôn vinh những giá trị về cây dừa, tạo điều kiện để người dân có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trồng dừa, cũng là dịp quảng bá, giới thiệu về cây dừa, các sản phẩm từ dừa và nét văn hóa đặc trưng của người dân Bến Tre. 2. Bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam Tổng cộng bộ nhạc cụ dân tộc gồm 10 chủng loại, với 27 món làm bằng chất liệu dừa do hai ông Lê Thanh Liêm (Lê Dân) và ông Võ Văn Bá (Ba Sơn) thực hiện từ tháng 8.2011 đến tháng 3.2012. Trong đó, bộ nhạc khí kéo cung vĩ gồm đàn cò (4 cây: cò líu, cò trung, cò trung trầm, cò trầm), đàn gáo (4 cây: gáo nhỏ, gáo trung, gáo trung trầm, gáo lớn); bộ nhạc khí gãy dây gồm đàn kìm (nguyệt) 3 cây, đàn sến 2 cây; đàn tranh 2 cây, đàn bầu (độc huyền) 3 cây, đàn ghi ta điện 2 cây (1 ghi ta phím lõm, 1 ghi ta bas); bộ nhạc khí gõ gồm bộ trống (1 trống tiều (lớn), 2 trống chiến (nhỏ), mõ (1 mõ lớn, 1 mõ nhỏ); bộ nhạc khí thổi hơi gồm 2 cây kèn (1 kèn lớn, 1 kèn nhỏ). Bộ nhạc cụ dân tộc chế tác bằng chất liệu dừa này được biểu diễn trong lễ khai mạc Festival Dừa lần III (5.4.2012) tại sân khấu nổi hồ Trúc Giang với bài hòa tấu Bình minh trên đảo dừa, gồm 19 nhạc công với 23 nhạc cụ được phát triển trên nền nhạc dân tộc bài Khúc ca hoa chúc, Tam thất nhập môn và một số hơi nhạc của bài dân tộc. Việc chế tác bộ nhạc cụ dân tộc từ cây dừa góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm từ dừa, tạo ra những nhạc cụ mang tính đặc trưng, độc đáo, mới lạ riêng có của xứ dừa Bến Tre. 2. Mô hình quả dừa bằng chỉ xơ dừa lớn nhất Mô hình quả dừa bằng chỉ xơ dứa lớn nhất Trong khuôn khổ Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012, “Con đường Dừa” được xem là điểm nhấn đặc biệt. Mô hình quả dừa cao 4m, chu vi lớn nhất theo phương ngang là 11,5m, chu vi lớn nhất theo phương dọc là 11,6m. Mô hình bằng khung sắt, bên ngoài được quấn toàn bộ bằng dây thừng chỉ xơ dừa phi 15mm, dài 2.000m. Bên ngoài mô hình khắc họa bản đồ thế giới và được ôm trọn bởi cá hóa long, đầu vươn ra phía trước, bao bọc xung quanh bởi những quả dừa thuộc các giống dừa khác nhau, thể hiện sự phong phú, đa dạng cũng như giá trị của cây dừa ở Bến Tre. Mô hình quả dừa do 7 người thực hiện trong 15 ngày từ 15/3 đến ngày 30/3/2012. Việc xây dựng mô hình hàm ý quả dừa đối với người dân Bến Tre tựa như loài cá hóa rồng, vì với những thế mạnh được khai thác trong chế biến, sản xuất, dừa đem đến sự phát triển về kinh tế cho những người nông dân và xứ dừa Bến Tre. Không chỉ có mặt ở Việt Nam và các nước trong khu vực, những sản phẩm làm từ dừa của Bến Tre còn được xuất khẩu trên toàn thế giới. VIETKINGS www.kyluc.vn | | | | | |
Ý kiến bạn đọc