Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Bình Thuận - Chùa kỷ lục

Đăng lúc: Thứ sáu - 10/11/2017 09:34 - Người đăng bài viết: Quản trị
Bình Thuận - Chùa kỷ lục

Bình Thuận - Chùa kỷ lục

http://kyluc.vn/tin-tuc/top-viet-nam/top-100-ngoi-chua-noi-tieng-so-huu-ky-luc-viet-nam-p17-chua-linh-son-truong-tho-tinh-binh-thuan
Vietkings) - Chùa do Tổ Hữu Đức khai sơn vào cuối thế kỷ 19. Tục truyền, ngài đã cảm hóa được một bạch hổ ở rừng. Năm Tự Đức thứ 33, ngài chữa lành bệnh cho Hoàng Thái hậu Từ Dũ nên vua ân tứ bốn chữ Linh sơn Trường Thọ để tạ ơn ngài.
Chùa thường gọi là chùa Núi, tọa lạc trên núi Tà Cú, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Chùa nằm trong khu du lịch núi Tà Cú có diện tích hơn 250.000 m2, cạnh quốc lộ 1A, cách TP. Phan Thiết 30 km, cách TP. Hồ Chí Minh 170 km.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/11CTacu05.jpg

 Chùa do Hữu Đức khai sơn vào hậu bán thế kỷ XIX. Nhiều tài liệu ngày nay cho biết năm ngài khai sơn là 1879. Tên tuổi của chùa đã nổi danh cùng với uy đức của Tổ. Thông Ân – Hữu Đức người huyện Sông Cầu, Phú Yên, sinh năm 1812 trong một gia đình quý tộc. Năm 17 tuổi, cha mẹ đều qua đời, ngài đã rời quê hương, dong thuyền vào Nam tầm sư học đạo. Ngài đã đến chùa Bửu Lâm (Phan Thiết) cầu xin thọ giới ngài Trí Chất, được thầy cho pháp danh Thông Ân, thuộc phái Thiền Lâm Tế. Sau khi bổn sư viên tịch, ngài đến xứ Bàu Trâm dựng chùa Kim Quang tu học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Ở đây, ngài đã mời Tổ Bảo Tạng về lập giới đàn truyền Cụ túc giới, đặt hiệu là Hữu Đức.
 
Sau khi thọ giới, ngài quyết chí tìm đến thâm sơn để tu hành, nên đã vượt suối băng rừng lên đến đỉnh núi Tà Cú ẩn tu trong một hang đá, nay gọi là hang Tổ. Tục truyền, ngài đã cảm hóa được một bạch hổ ở rừng. Năm Tự Đức thứ 33, ngài đã trì chú Chuẩn Đề và kê toa thuốc gửi sứ mang về triều chữa lành bệnh cho Hoàng Thái hậu Từ Dũ, nên vua Tự Đức ân tứ bốn chữ Linh Sơn Trường Thọ để tạ ơn ngài. Ngôi chùa từ đó được mang tên chùa Linh Sơn Trường Thọ. Ngài viên tịch vào ngày 5 – 10 năm Đinh Hợi (1887), thọ 76 tuổi, 53 tăng lạp, tháp được xây cạnh chùa, gần tháp có mộ nhỏ của bạch hổ.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/tuong%20phat%20nam(1).jpg
 
Năm 1962, hòa thượng Thích Vĩnh Thọ (1905-1982) phát nguyện tôn trí kiến tạo pho tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn. Dựa trên phác thảo của thầy Vĩnh Thọ, ông Trương Đình Ý và những người thợ cùng nhau tạo tác, xây dựng pho tượng trên một dốc núi của đỉnh Tà Cú nằm phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50m. Ngày đó, sắt thép, xi măng chuyển từ dưới chân núi lên còn cát đá được lấy, sàng lọc ngay trên núi. Năm 1966, sau 4 năm, pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn đã được hoàn mãn theo lòng thành của hòa thượng và chúng sinh. Tượng với thế nằm nghiêng gối đầu lên tay, mặt quay về hướng Nam dài 49m (tượng trưng 49 năm từ khi đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt), ngang (nơi bàn chân) 8,8m, cao (2 bàn chân xếp lên) 4,9m, cao (từ vai xuống) 12,2m).
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/ta%20cu%203.jpg
 
Năm 2006, Chùa Linh Sơn Trường Thọ thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất Việt Nam".Năm 2013, Tổ chức kỷ lục Châu Á công bố kỷ lục Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất Châu Á.
 
http://kyluc.vn/Userfiles/Upload/images/ky%20lu%20chau%20a.jpg
 
Ngày nay, khách hành hương từ nhiều nơi đến chiêm bái. Lòng chúng sinh được giác ngộ khi kính cẩn trước nét mặt từ bi của Đức Phật.
http://kyluc.vn/tin-tuc/ky-luc-the-gioi/de-cu-top-100-ngoi-chua-noi-tieng-so-huu-ky-luc-viet-nam-57-chua-phat-quang-binh-thuan
Chùa Phật Quang được dựng vào thời Hậu Lê. Chùa đã trải qua 18 đời truyền thừa, được trùng tu nhiều lần. Chùa có quả chuông gia trì đường kính tới 1,2m, cao 1m, và nặng khoảng 400kg, được đúc từ nửa tấn vật liệu, do nhóm thợ người Quảng Nam thực hiện. Chuông gia trì là loại chuông Phật giáo có hình dáng như chiếc bình bát để ngửa, thường được đặt tại chính điện hoặc nhà tổ và thường nhỏ hơn nhiều so với chuông u minh, tức đại hồng chung.
http://kyluc.vn/Editor/assets/01%20chua/phat%20quang%20bt.jpg



Trong chánh điện của chùa có chiếc mõ gia trì làm bằng gỗ mít lấy từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, hợp cùng với chuông gia trì thành bộ pháp khí độc đáo của chùa. Mõ do 3 người thợ Quảng Nam làm trong 7 năm (1997 - 2004), cao 0,80m, chiều ngang 0,92m. Trên mõ chạm khắc hình con kình ngư, một loại cá lớn ở dưới đáy đại dương (hai mắt cá không bao giờ nhắm hàm ý khuyến phát việc tinh tấn, siêng năng tu hành).
http://kyluc.vn/Editor/assets/01%20chua/phat%20quang%20bt%20chuong.jpg
Chuông gia trì


Chùa Phật Quang tọa lạc tại đường Trần Quang Khải, phường Hưng Lomg, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, sở hữu kỷ lục: Quả chuông gia trì lớn nhất và Mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất.
http://kyluc.vn/Editor/assets/01%20chua/phat%20quang%20bt%20mo.jpg
Mõ gia trì



 
 
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI  NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ
 Tiến Sĩ MỘC QUẾ
SĐT : 0903704146
EMAIL  : [email protected]
Website : nhatuvanmocque.com
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Tin tiêu điểm

Khóa chuyên đề "Khởi sự Doanh nghiệp " đợt 1 năm 2013 tại Huyện Cẩm Xuyên

Ngày 25 tháng 7 năm 2013 Huyện Cẩm Xuyên đã tổ chức khóa Chuyên đề "KHởi sự Doanh nghiệp" lần thứ 1 năm 2013 . 

Bộ đếm

  • Phút online: 1.457
  • Tổng lượt truy cập: 26.120.614

Quảng cáo

Liên kết website