Không biết có tự bao giờ nhưng cơm hến đã trở thành món ăn truyền thống của người xứ Huế. Cơm hến là sự pha trộn của rất nhiều món ăn dân dã, như hoa chuối thái rối, khế, rau răm, giá, môn thái lát, đậu phộng rang chiên qua dầu, da heo đã qua chế biến thổi phồng lên như tóp mỡ. Tất cả trộn lẫn với gia vị tạo thành một tô cơm hến đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quả là cầu kỳ khi thành phần tạo thành một tô cơm hến có đến mười mấy loại. Mỗi thứ một vị nhưng khi trộn lẫn vào nhau, chúng lại bổ sung cho nhau một cách hài hòa. Tô cơm hến vừa cay, vừa bùi, vừa ngọt còn bởi nước dùng. Đó là nước luộc hến có màu trắng đục, rất ngọt. Một tô cơm hến ngon đặc biệt thì không thể thiếu ớt. Có thể nói, cơm hến thiếu ớt sẽ giảm đôi chút thú vị.
Tuy là đặc sản của xứ kinh kỳ nhưng cơm hến là món bình dân. Người dân nơi đây thường điểm tâm sáng bằng cơm hến. Cơm hến luôn nằm trong tiềm thức của những người Huế xa xứ hay người đã từng sống ở Huế. Bình dị và dân dã, cơm hến mặc nhiên trở thành một điểm đặc trưng của vùng đất kinh kỳ.
Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam: 22. Bánh bột lọc nhân tôm (Thừa Thiên - Huế)
Trong hàng trăm loại bánh đặc sản của Huế, bánh bột lọc nhân tôm được biết đến như một thức quà giản dị, dễ ăn. Nguyên liệu để làm bột bánh bao gồm bột năng, muối và dầu ăn. Tôm chọn từ tôm đất tươi, rửa sạch, có thể để nguyên vỏ nhằm giúp bánh có màu hồng đẹp mắt của nhân tôm khi hấp chín.Chảo chiên được bắc lên bếp, cho hai muỗng dầu ăn và phi thơm cùng một củ hành xắt nhuyễn. Tôm sau khi được ướp mắm, tiêu cho thấm đượm thì trút vào chảo và bắt đầu đảo đều, vặn lửa nhỏ để giữ cho phần nhân tôm không quá chín mà vẫn tươi giòn. Xào đến khi nhân tôm đặc lại rồi tắt bếp. Vớt tôm để ra một chén riêng, phần nước nhân còn trong chảo có thể giữ lại dùng làm chén nước chấm bánh.
Lá chuối xanh dùng để gói bánh, bề ngang chừng 30cm, rửa sạch rồi hơ qua lửa hoặc trụng sơ nước sôi để lớp lá dai mềm, dễ gói hơn. Cuối cùng, xếp bánh lên xửng và hấp từ 15 đến 20 phút.
Một mẻ bánh bột lọc đạt yêu cầu là khi bóc ra, lát bánh có độ trong vừa phải, không đọng bột. Cắn thử một miếng bánh, cảm nhận được độ dai dai, sừn sựt của bột lọc kết hợp cùng vị mặn mòi của nhân tôm. Bánh ngon hơn khi được dùng với nước mắm ngon pha nước nhân tôm, hòa thêm chút chanh đường, ớt, sa tế.
Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam: Bánh bèo (Thừa Thiên - Huế)
Nói đến một trong những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực đất thần kinh thì phải nói đến bánh bèo. Cách làm bánh bèo cũng đơn giản. gạo xay thành bột nhỏ, đem ngâm nước vài phút để có độ dẻo lỏng vừa phải.Sau đó trộn chút mỡ rồi đổ vào các chén nhỏ xinh xinh (loại chén ngày xưa hay dùng, gọi là chén bông cỏ làm bằng đất nung). Khi đổ bột phải để sao cho khéo để cho bánh thật mỏng và hình dáng giống như một cánh bèo rồi xếp vào mê (20 chén/mê) đem hấp hơi (hấp cách thủy). Đến lúc bánh chín, cho thêm gia vị: tôm giã thật nhỏ, một ít dầu thực vật tưới lên chén bánh trước khi ăn. Thưởng thức bánh bèo đúng cách là phải ăn bánh trong từng chén nhỏ.
Bánh bèo ngon là nhờ ở nhân tôm chấy và nhất là nước chấm đặc biệt. Nước mắm hòa với mỡ, đường, tỏi, ớt và nấu từ tôm tươi nên vừa có vị ngọt và béo. Cái khéo ở đây là người pha nước chấm, sao cho thật vừa, không mặn không nhạt và hơi ngọt ngọt một chút. Khi ăn bánh bèo không sử dụng đũa mà bằng que tre vót mỏng như một mái chèo nhỏ. Thật là tuyệt khi dùng que lách vào từng miếng bánh chấm vào nước mắm cay. Cái vị ngọt của tôm và ngọt bùi của bánh quyện với vị ớt, tỏi cay nồng đến tê đầu lưỡi tạo cho ta ấn tượng khó quên.
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN ĐỂ TỪ CÁC TÀI NGUYÊN NÀY , BIẾN THÀNH TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. HÃY LIÊN HỆ Tiến Sĩ MỘC QUẾ SĐT : 0903704146 EMAIL : [email protected] Website : nhatuvanmocque.com |
Ý kiến bạn đọc