Theo báo cáo của Bộ GTVT, phần vốn nhà nước tham gia trong dự án được huy động từ vốn ODA và vốn đối ứng. Đồng thời Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng giao cho bộ làm việc với các nhà tài trợ nước ngoài thu xếp, tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các nghiên cứu tiếp theo của dự án...
Theo Bộ GTVT, việc hình thành tuyến đường cao tốc từ TP.HCM đến Tây Ninh có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải và phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường cao tốc VN.
Tuyến cao tốc này rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây, hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời đường cao tốc giúp giảm tải và khắc phục nạn ách tắc giao thông cũng như giảm thiểu tai nạn giao thông trên quốc lộ 22; tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất dọc tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
Dự án xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài 53,5km. Trong giai đoạn 1, xây dựng mặt đường rộng cho 4 làn xe lưu thông, giai đoạn 2 mở rộng mặt đường lên 6 đến 8 làn xe (tùy đoạn).
Tổng vốn đầu tư 10.668 tỉ đồng.
Dự kiến năm 2019-2020 thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, năm 2021-2025 đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác năm 2026.
giao thông, vận tải, thủ tướng, báo cáo, nghiên cứu, khả thi, dự án, xây dựng, tây ninh, nhà nước, tư nhân
Tháng 10 năm 2013- Đoàn Sea-Maul - UDong (Korea) đã chính thức đến khảo sát thực tế Nông Thôn tại các huyện xã thuộc Tỉnh Hà Tĩnh . Qua đó Đoàn chính thức ký kết chuyển giao Phong trào xây dựng Làng Mới - Korea tài trợ - do sự nghiên cứu của TS.Mộc Quế mời...
Ý kiến bạn đọc