Mỗi năm, Trung Quốc đầu tư 5-7 tỷ USD để kích thích phát triển AI “made in China”.
Còn tại Mỹ, không chỉ chính phủ mà giới tư nhân cũng đầu tư rất mạnh vào AI. Google chi 15 tỷ USD/năm cho nghiên cứu và phát triển, chỉ tính riêng ở Mỹ. Chưa kể, Mỹ rất giỏi về marketing, đứng đầu thế giới về triển khai hệ thống “nhập khẩu nhân tài”, cho phép Mỹ thu hút những người giỏi nhất.
AI không thể tách rời Big data-dữ liệu lớn có được nhờ thu thập một khối lượng khổng lồ thông tin cá nhân người sử dụng Internet. Trong khi đó, EU lại rất chú trọng đến việc bảo mật thông tin cá nhân của công dân.
Để bảo vệ cư dân mạng EU trước mối nguy bị lạm dụng, đánh cắp thông tin, sau 4 năm thương lượng với từng thành viên, Hội đồng châu Âu đã thông qua Quy chế bảo vệ dữ liệu cá nhân (RGPD) vào năm 2016 và chính thức được áp dụng vào năm 2018. Theo quy chế RGPD, nhà cung cấp dịch vụ trên Internet chỉ được thu thập thông tin cá nhân của người dùng sau khi có được câu trả lời đồng ý rõ ràng của họ.
Người dùng Internet tại EU cũng sẽ phải được thông báo rành mạch, dễ hiểu về việc các công ty có ý định sử dụng thông tin cá nhân họ như thế nào, vì mục đích gì.
Ngoài ra, các kết quả tìm kiếm thông tin cá nhân của một người phải được dỡ bỏ khi họ yêu cầu... Vì RGPD có rất nhiều quy định cụ thể, khá chặt chẽ nên bà Eline Chivot, nhà phân tích thuộc Trung tâm Sáng kiến dữ liệu, cho rằng quy chế trên đang “trói tay” châu Âu phát triển AI.
Phải chăng đã quá muộn để châu Âu cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc? Nhiều nhà phân tích cho rằng, châu Âu không bị muộn về mặt kỹ thuật, nhưng điều nguy hiểm lớn nhất là châu Âu không đổi hướng phát triển AI và không nhận thấy các sản phẩm của châu Âu bị giảm giá trị so với sản phẩm AI ở các châu lục khác.
Ngoài ra, báo cáo của Roland Berger cũng chỉ ra rằng, AI tại các nước châu Âu mà công ty này tìm hiểu thường được ứng dụng trong một số lĩnh vực như công nghệ, truyền thông và văn hóa, tài chính và chăm sóc sức khỏe. Đối với Roland Berger, sự thuần nhất này cũng góp phần kìm hãm sự phát triển của châu Âu trong lĩnh vực AI.
Roland Berger khuyến cáo mỗi nước cần chuyên sâu về những mảng thuộc thế mạnh và ưu tiên phát triển của mình trong lĩnh vực AI. Đồng thời, nên kết hợp với các nước có cùng mối quan tâm để tạo thành những nhóm trong khu vực, tăng tính đa dạng và cải thiện trình độ, nâng cao tính cạnh tranh của châu Âu trên đấu trường thế giới về AI, nhất là trước 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc.
kết quả, nghiên cứu, mới đây, công ty, tư vấn, chiến lược, trụ sở, quốc gia, liên minh, tổng cộng, xã hội, tổ chức, sự kiện, triển lãm, hội thảo, liên quan, trí tuệ, nhân tạo
Hội nghị cụm đô thị hội viên Miền Tây Nam bộ lần thứ 3 tại Thành phố Cao LãnhSáng 25/7, tại thành phố Cao Lãnh, Hội nghị Cụm Đô thị hội viên miền Tây Nam bộ lần thứ 3, năm 2014 với chủ đề "Xây dựng đô thị xanh - sạch đẹp" đã được tổ chức. Hơn 200 đại biểu đại diện cho các thành phố, thị xã thuộc 13...
Ý kiến bạn đọc