Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Lợi ích của dữ liệu mở

Đăng lúc: Thứ tư - 20/02/2019 15:14 - Người đăng bài viết: Quản trị
Ứng dụng “Thông tin quy hoạch TPHCM” là ví dụ điển hình trong việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung của TP. Ảnh: Gia Quảng

Ứng dụng “Thông tin quy hoạch TPHCM” là ví dụ điển hình trong việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung của TP. Ảnh: Gia Quảng

Nghiên cứu của Viện Mckinsey toàn cầu đã chỉ ra dữ liệu mở (bao gồm cả dữ liệu chính phủ và phi chính phủ) có thể mang lại cho nền kinh tế thế giới từ 3 - 5 tỷ USD/năm. Các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ cơ sở dữ liệu mở là giáo dục, vận tải, tiêu dùng, điện, dầu, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ.
Nghiên cứu của Viện Mckinsey toàn cầu đã chỉ ra dữ liệu mở (bao gồm cả dữ liệu chính phủ và phi chính phủ) có thể mang lại cho nền kinh tế thế giới từ 3 - 5 tỷ USD/năm. Các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ cơ sở dữ liệu mở là giáo dục, vận tải, tiêu dùng, điện, dầu, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ. 
Cho nên, dữ liệu mở không chỉ phục vụ nhu cầu phát triển xã hội mà đang được xem là nguồn lực linh hoạt đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế quốc gia nói chung. TPHCM cũng đang xây dựng, tiến tới hình thành kho dữ liệu mở dùng chung.
Tài sản của toàn xã hội
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam cần thực hiện các nội dung để phát triển kinh tế số. Cụ thể, tạo dựng cơ sở dữ liệu số nhanh hiệu quả; xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp; đổi mới hệ thống giáo dục, dạy nghề để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trước sự phát triển của kinh tế số; tạo dựng, quản lý dữ liệu mở để doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, TPHCM có nguồn lực công nghệ thông tin, số người sử dụng Internet cao nhất cả nước, hiện khoảng 80% dân số TP sử dụng điện thoại thông minh. Đây là những điều kiện thuận lợi để TP phát triển kinh tế số. TPHCM hiện đang xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở để tích hợp cơ sở dữ liệu của các sở ban ngành, quận huyện.

Ứng dụng “Thông tin quy hoạch TPHCM” là ví dụ điển hình trong việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung của TP. Ảnh: Gia Quảng
Trong bối cảnh TPHCM đang nhắm đến mục tiêu phát triển thành phố thông minh thì nhu cầu giới thiệu hoạt động và khai thác dữ liệu mở của tổ chức hành chính, người dân và doanh nghiệp càng trở nên bức thiết nhằm phát triển chính quyền điện tử, phát triển kinh tế, tạo hệ sinh thái khởi nghiệp.  
Qua đây có thể thấy rằng, việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung hết sức cần thiết, vì lâu nay, các cơ sở dữ liệu hiện hữu vẫn nằm rải rác ở các quận huyện, sở ngành, chưa được tập trung. Việc tích hợp các nguồn dữ liệu về một đầu mối làm cơ sở dữ liệu dùng chung hoàn chỉnh là rất quan trọng để các sở ban ngành, doanh nghiệp, người dân có dữ liệu thống nhất. Không chỉ vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, dữ liệu mở là tài sản chung của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế số.
Giám đốc điều hành Chương trình dữ liệu mở toàn cầu về nông nghiệp và dinh dưỡng của Liên hiệp quốc André Laperrière cho rằng, chìa khóa để đổi mới sáng tạo là sử dụng hiệu quả dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tập hợp dữ liệu cực kỳ quan trọng. Đây chính là kiến thức, trí tuệ giúp công tác quản lý tốt hơn. Để sử dụng dữ liệu hiệu quả cần kết hợp 3 bên, gồm: Chính phủ (nơi có và cung cấp dữ liệu), người dân (đối tượng muốn tiếp cận thông tin), khối tư nhân (giúp rút ngắn việc cung cấp dữ liệu). 
Ưu tiên lĩnh vực trọng tâm
Dữ liệu mở bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia (như thống kê quốc gia, ngân sách chính phủ, thời tiết, bản đồ) và các cơ sở dữ liệu địa phương (như thông tin về an ninh trật tự, giao thông vận tải, giấy phép kinh doanh, cơ sở giáo dục…). Hiện nay có nhiều nguồn dữ liệu mở từ mạng xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp nhưng nguồn dữ liệu lớn và được sử dụng rộng rãi nhất là dữ liệu từ Chính phủ hoặc các tổ chức được hỗ trợ từ Chính phủ. Đây được xem là nguồn lực mang tính toàn cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Thành Phúc cho biết, việc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam đã có những kết quả tích cực; tuy nhiên, một số cơ sở dữ liệu quốc gia như dân cư, đất đai quốc gia, tài chính còn chậm triển khai, dẫn đến việc chia sẻ, dùng chung các hệ thống thông tin chưa được thực hiện. Hiện dịch vụ công trực tuyến được thiết kế riêng lẻ, rời rạc, chưa thân thiện; chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Trên thực tế, số lượng hồ sơ trực tuyến theo từng dịch vụ rất thấp, thậm chí nhiều dịch vụ không phát sinh hồ sơ trực tuyến. Trong khi đó, các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu triển khai chậm.
Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT), Chính phủ điện tử đang hướng đến Chính phủ số dựa trên 3 nền tảng: Người dân là trung tâm, Chính phủ là nền tảng và dữ liệu là cốt lõi. Để dữ liệu là cốt lõi, công chức dùng dữ liệu cho việc xây dựng chính sách quy hoạch, ra quyết định nhanh, chính xác trên cơ sở dữ liệu; người dân sử dụng dịch vụ công hoàn toàn số; doanh nghiệp phát triển các ứng dụng sử dụng tài nguyên của Chính phủ như dữ liệu, APIs (giao diện lập trình ứng dụng)…
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và sử dụng dữ liệu mở của chính phủ ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn mới bắt đầu. Theo ông Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản, hiện nay phần thật sự thiếu chính là dữ liệu và ứng dụng dữ liệu, cho nên khi xây dựng dữ liệu cần ưu tiên một số lĩnh vực trọng tâm, có mục tiêu, lộ trình để người dân sử dụng được các dữ liệu trong công việc của mình.

Tác giả bài viết: Bá Tân
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Học Đại tướng việc dùng người tài

“Nếu hệ thống lại cuộc đời của Đại tướng, sẽ thấy chuỗi sáng tạo của ông rất lớn. Đây là bà đỡ và là chất xúc tác cho sự dấn thân”, TS Mộc Quế. Dù cách xa Hà Nội hơn nghìn cây số, nhưng những người con ở đất phương Nam một lòng hướng về thủ đô, nơi Đại tướng từng sống và làm việc. Từ  TP.HCM...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.485
  • Tổng lượt truy cập: 26.041.211

Quảng cáo

Liên kết website