Hợp tác quản trị nhân tài Kỷ Lục

Tự đẩy mình vào rủi ro

Đăng lúc: Thứ ba - 12/02/2019 14:34 - Người đăng bài viết: Quản trị
Tham quan nhà máy sản xuất ôtô chuyên dùng của Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) tại huyện Củ Chi, TP HCM mới đây, ông Cao Đình Bích, Giám đốc Công ty CP Cơ khí Đình Bích, rất ấn tượng với tác phong công nghiệp của đội ngũ kỹ sư, nhất là đội ngũ thợ bậc cao tại đây.
Không chỉ làm việc chăm chỉ, tất cả công nhân (CN) đều tuân thủ nghiêm kỷ luật lao động. Bằng chứng là trước khi rời xưởng để ăn trưa, toàn bộ máy móc, thiết bị đều được CN kiểm tra kỹ lưỡng xem đã được ngắt nguồn điện hay chưa. Dụng cụ cầm tay, đồ bảo hộ lao động cá nhân đều được cất giữ đúng chỗ.



Tự đẩy mình vào rủi ro vì thiếu tác phong công nghiệp. Ảnh 1

 
Tự đẩy mình vào rủi ro vì thiếu tác phong công nghiệp. Ảnh 2
 
Chứng kiến hình ảnh ấy và nghĩ đến đội ngũ CN tại đơn vị, ông Bích lắc đầu ngao ngán. Là doanh nghiệp (DN) gia công cơ khí chất lượng cao nên công ty của ông rất coi trọng ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động (NLĐ), bởi chỉ cần một sơ sẩy là có thể xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc. Ngoài xây dựng quy trình làm việc an toàn và thường xuyên kiểm tra độ an toàn của thiết bị, máy móc, ông Bích còn bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ để mua sắm đồ bảo hộ lao động cho CN. Thế nhưng, dù DN quan tâm là vậy nhưng một bộ phận CN vẫn có thái độ chểnh mảng. Những lần kiểm tra đột xuất, ông phát hiện nhiều CN không đeo khẩu trang, thậm chí mang dép lê vào xưởng. Thiết bị cầm tay và nguyên liệu vứt bừa bãi dù rằng công ty đã quy định rất kỹ. Quản lý xưởng cho biết đã nhắc nhở anh em CN nhiều lần nhưng chỉ được vài ba bữa là tình trạng trên lại tái diễn. Để đưa CN vào nền nếp, ban giám đốc yêu cầu phạt thật nặng những trường hợp vi phạm kỷ luật lao động để làm gương song vẫn không ăn thua. Chỉ đến khi công ty "dọa" chấm dứt hợp đồng lao động với những ai tái phạm thì tình hình mới được cải thiện. "Ý thức kỷ luật kém thì dễ xảy ra tai nạn lao động. Không chấp hành kỷ luật lao động đồng nghĩa với việc NLĐ tự đẩy mình vào rủi ro. Tác phong công nghiệp không có thì đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 kiểu gì" - ông Bích bày tỏ.
 
Theo TS Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), cách mạng công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến thị trường lao động. Trong bối cảnh robot dần thay thế con người, cơ hội việc làm của NLĐ sẽ bị thu hẹp. Do vậy, tự thân NLĐ phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, nếu không muốn bị máy móc thay thế. Ngoài kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ, NLĐ phải xem việc rèn luyện tác phong công nghiệp, đặc biệt là ý thức kỷ luật lao động. "Tự giác chấp hành kỷ luật lao động sẽ giúp NLĐ bảo vệ tính mạng, đồng thời nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc" - bà Dung khẳng định.
 
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tiêu điểm

Những hình hoạt động tư vấn của một Người Thầy - Một Nhà Tư vấn: Mộc Quế

Trong nhiều năm qua, Một Người Thầy - Một Nhà Tư vấn luôn luôn tâm huyết đem kiến thức sẵn có nhằm cống hiến cho thế hệ sau hiểu thêm về giá trị cuộc sống bằng cách Học Làm Người trước  và Học làm Việc sau..... Là Người đầu tiên xây dựng Làng Mới, phong trào "Sea-maul-UDong" Korea cho việc xây...

Bộ đếm

  • Phút online: 1.470
  • Tổng lượt truy cập: 25.701.468

Quảng cáo

Liên kết website