Ấn tượng Xuân Hội
Ở Nghi Xuân, Xuân Hội được coi như đất mũi do là xã nằm ngoài cùng, tiếp giáp với biển và cửa sông Cửa Hội. Hôm nay đến Xuân Hội, thấy nơi đây đã thay đổi nhiều. Tuyến đường Hải - Hội vừa được trải nhựa, đi lại thuận lợi, nhiều nhà cao tầng mọc lên nơi cửa sóng và xuất hiện nhiều mô hình làm ăn giỏi. Còn nhớ, khoảng chục năm trước, đường sá đi lại cách trở, Xuân Hội còn là xã biển nghèo có tiếng, có thời điểm ngư dân tàu xa bờ... gác bờ; con tôm nuôi nhiễm bệnh, chết đỏ đầm. Nhưng khó khăn không làm ngư dân chùn bước mà ngược lại tiếp tục đổ mồ hôi, nước mắt để phát triển kinh tế, làm chủ ngư trường, mua sắm phương tiện, kỹ thuật đánh bắt hải sản hiện đại. Từng bước làm "sống" lại đội tàu đánh bắt xa bờ, người dân mạnh dạn đầu tư mua thêm những tàu kém hiệu quả ở các tỉnh khác về sử dụng. Giờ thì Xuân Hội đang sở hữu một đội tàu đánh cá 24 chiếc với công suất 300 CV/tàu, sản lượng đánh bắt mỗi năm chiếm một phần tư, một phần năm sản lượng đánh bắt của cả tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Lê Hồng Giang (58 tuổi) ở thôn Hội Thủy, chủ nhân đội tàu xa bờ cho biết, nhờ chủ trương của Nhà nước khuyến khích đóng tàu xa bờ mà gia đình ông và anh em họ tộc hiện có đến 10 tàu có công suất 300 CV/tàu. Việc ông Giang vừa đóng mới đôi tàu thứ 2 trị giá 2,5 tỷ đồng đã nhận được sự giúp đỡ tích cực từ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Tàu to, máy khỏe nên ngư trường xa xem ra gần gũi đối với Xuân Hội. Mỗi năm, tàu ông Giang đánh bắt được 700- 900 tấn hải sản. Có những chuyến biển, trong vòng 24 giờ đồng hồ, đánh bắt được 15 đến 20 tấn cá, trừ chi phí, lãi ròng 30 đến 35 triệu đồng. Không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động, thu nhập 1,5 -2 triệu đồng/tháng, mà ông Giang còn chỉ dẫn kỹ thuật đánh bắt, ngư trường cho các đội tàu bạn. Ông Giang còn cho biết, đang tầm mua máy dò cá ngang, để tăng hiệu quả đánh bắt.
Ðể hỗ trợ cho ngư dân, ngành thủy sản tỉnh đang đầu tư xây dựng ở đây một âu thuyền trú bão khá lớn và cảng cá, trị giá hơn 140 tỷ đồng, dự kiến năm 2011 hoàn thành. Ðây là vấn đề mà làng cá Xuân Hội đang mong mỏi để đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần cho tàu xa bờ. Theo Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Hội Võ Văn Tùng, nhiều người dân trong xã đang bàn tính hùn hạp vốn đầu tư hậu cảng cá (kho đông lạnh, nước đá, xăng dầu, ngư lưới cụ) và dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm để tăng giá trị đánh bắt. Ðây cũng là cơ hội để giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của Xuân Hội.
Nuôi trồng thủy sản ở Xuân Hội được triển khai sớm nhất Hà Tĩnh. Nhưng do chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp và đầu tư chưa đúng tầm nên sau nhiều lần thất bát, họ quay về nuôi quảng canh, hiệu quả thấp. Hơn 20 năm trăn trở cùng tôm, nhưng Nghi Xuân chưa có nổi một trại tôm giống, cũng chưa có nhiều mô hình nuôi thâm canh bền vững và kiểm soát được dịch bệnh tôm giống... Nhưng về Xuân Hội lần này, có nhiều nét mới đáng ghi nhận. Ðó là việc hai ông Lê Ðề và Nguyễn Thanh Lê dám bỏ ra hơn một tỷ đồng, quai đê lấn biển gần 15 ha làm đầm nuôi tôm, cua. Ông Nguyễn Xuân Bút nhận 26 ha đầm nuôi tôm (trước đây của TNXP làm ăn thua lỗ), nay cho thu nhập lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Nhưng mới nhất là việc nguyên Bí thư Ðảng ủy xã Ðặng Văn Kỳ vừa nghỉ công tác đã mạnh dạn thuê lại 35 ha đồng lúa một vụ, năng suất thấp ở xứ đồng Phần Ninh, Phần Khang chuyển sang nuôi tôm. Ông Kỳ huy động hơn một tỷ đồng từ họ hàng và vay ngân hàng đầu tư làm đầm, kênh dẫn, cống lấy nước nuôi tôm công nghiệp. Hiện, hơn 1,4 triệu con tôm thả cách đây một tháng đang phát triển tốt, hứa hẹn một mùa tôm bội thu. Số đầm tôm còn lại ông Kỳ vừa nuôi quảng canh vừa cải tạo dần sang nuôi công nghiệp...
Nghi Xuân hiện có 470 ha nuôi trồng thủy sản, nhưng kết quả chưa tương xứng với tiềm năng. Theo đồng chí Nguyễn Thành Lương, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân đang có chủ trương chuyển đổi ruộng lúa một vụ năng suất thấp sang nuôi thủy sản; đồng thời, triển khai Ðề án nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh trên diện tích 537 ha ở bốn xã, từ Xuân Phổ đến Xuân Hội cùng một số trại giống tôm sạch bệnh, với số vốn đầu tư 150 tỷ đồng. Với dự án này, sẽ là tiền đề để nghề nuôi tôm phát triển và đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.
Ðể tiềm năng từ biển thành hiện thực
Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, đồng chí Hoàng Ðình Hà khẳng định, bờ biển ở Nghi Xuân đều là những bãi ngang đầy cát trắng, biển xanh thơ mộng và có thể hình thành các bãi tắm đẹp, hoang sơ để thu hút du khách. Huyện đang tiến hành công tác quy hoạch các bãi tắm và có chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch biển, mà bãi tắm Xuân Thành là một thí dụ. Huyện và xã Xuân Thành đã quy hoạch và huy động nội lực, lồng ghép các dự án để làm đường giao thông, kè kênh nước ngọt chạy dọc bãi tắm... Bãi tắm này đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp tư nhân và cả nước bạn Lào đầu tư vào đây hơn 250 tỷ đồng xây dựng nhiều khách sạn, nhà nghỉ, với 600 phòng nghỉ các loại. Công ty Hồng Lam - Xuân Thành đang chuẩn bị đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, sân gôn, khu vui chơi... Hằng năm, bãi tắm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong, ngoài tỉnh và quốc tế. Riêng sáu tháng đầu năm 2010, Xuân Thành đã thu hút hơn 200 nghìn lượt khách du lịch. Tuy nhiên, các bãi tắm đẹp ở Nghi Xuân cần thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp hơn về du lịch.
Ðến Nghi Xuân, ngoài việc đi tắm biển, thưởng thức hải sản, du khách còn có thể tham quan các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử văn hóa Ðại thi hào Nguyễn Du, Ðại tướng quân Nguyễn Công Trứ, làng Cổ Ðảm - nôi ca trù Việt Nam vừa được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể... hay thăm du lịch tâm linh (Ðền Hoàng Mười, Ðền Hội Thống, Ðền Tả Ao...). Huyện Nghi Xuân đang hoàn chỉnh quy hoạch Khu văn hóa du lịch Nguyễn Du, tạo thành một khu du lịch văn hóa hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc của Danh nhân văn hóa Thế giới - Ðại thi hào Nguyễn Du. Ðây sẽ là điểm hút du khách đến với Nghi Xuân nhiều hơn... Ðặc biệt, sau khi tuyến đường ven biển quốc gia qua hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đi vào hoạt động, Nghi Xuân có thêm một cây cầu nữa bắc qua sông Lam, chắc chắn Nghi Xuân sẽ trở thành điểm nhấn thu hút đầu tư hấp dẫn về du lịch biển vì được nối với chuỗi du lịch biển từ Cửa Lò, Cửa Hội đến Nghi Xuân.
Bên cạnh đó, nhờ có cửa biển và sông Lam, tạo điều kiện cho Nghi Xuân phát triển hệ thống cảng (thương cảng, cảng quân sự và cảng cá). Thương cảng Xuân Hải cho phép tàu có tải trọng hàng nghìn tấn vào làm hàng. Ðây là cửa ngõ phía bắc Hà Tĩnh để mỗi năm xuất nhập hàng trăm nghìn tấn hàng hóa.
Theo đồng chí Hoàng Ðình Hà, Ðại hội Ðảng bộ cấp cơ sở ở Nghi Xuân vừa tổ chức thành công tốt đẹp. Cùng với sự thống nhất, đoàn kết của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Ðảng các cấp đề ra; an sinh xã hội được bảo đảm; các địa phương đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu nông thôn mới; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như hệ thống giao thông, các tuyến đê biển, đê sông và kè chống sạt lở đang được triển khai... trong đó có phần đóng góp đáng kể của ngành kinh tế biển. Ðây cũng là tiền đề để Nghi Xuân tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo sự bứt phá thời gian tới.
Ấn tượng Xuân Hội Ở Nghi Xuân, Xuân Hội được coi như đất mũi do là xã nằm ngoài cùng, tiếp giáp với biển và cửa sông Cửa Hội. Hôm nay đến Xuân Hội, thấy nơi đây đã thay đổi nhiều. Tuyến đường Hải - Hội vừa được trải nhựa, đi lại thuận lợi, nhiều nhà cao tầng mọc lên nơi cửa sóng và xuất hiện nhiều mô hình làm ăn giỏi. Còn nhớ, khoảng chục năm trước, đường sá đi lại cách trở, Xuân Hội còn là xã biển nghèo có tiếng, có thời điểm ngư dân tàu xa bờ... gác bờ; con tôm nuôi nhiễm bệnh, chết đỏ đầm. Nhưng khó khăn không làm ngư dân chùn bước mà ngược lại tiếp tục đổ mồ hôi, nước mắt để phát triển kinh tế, làm chủ ngư trường, mua sắm phương tiện, kỹ thuật đánh bắt hải sản hiện đại. Từng bước làm "sống" lại đội tàu đánh bắt xa bờ, người dân mạnh dạn đầu tư mua thêm những tàu kém hiệu quả ở các tỉnh khác về sử dụng. Giờ thì Xuân Hội đang sở hữu một đội tàu đánh cá 24 chiếc với công suất 300 CV/tàu, sản lượng đánh bắt mỗi năm chiếm một phần tư, một phần năm sản lượng đánh bắt của cả tỉnh Hà Tĩnh. Ông Lê Hồng Giang (58 tuổi) ở thôn Hội Thủy, chủ nhân đội tàu xa bờ cho biết, nhờ chủ trương của Nhà nước khuyến khích đóng tàu xa bờ mà gia đình ông và anh em họ tộc hiện có đến 10 tàu có công suất 300 CV/tàu. Việc ông Giang vừa đóng mới đôi tàu thứ 2 trị giá 2, 5 tỷ đồng đã nhận được sự giúp đỡ tích cực từ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Tàu to, máy khỏe nên ngư trường xa xem ra gần gũi đối với Xuân Hội. Mỗi năm, tàu ông Giang đánh bắt được 700- 900 tấn hải sản. Có những chuyến biển, trong vòng 24 giờ đồng hồ, đánh bắt được 15 đến 20 tấn cá, trừ chi phí, lãi ròng 30 đến 35 triệu đồng. Không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động, thu nhập 1, 5 -2 triệu đồng/tháng, mà ông Giang còn chỉ dẫn kỹ thuật đánh bắt, ngư trường cho các đội tàu bạn. Ông Giang còn cho biết, đang tầm mua máy dò cá ngang, để tăng hiệu quả đánh bắt. Ðể hỗ trợ cho ngư dân, ngành thủy sản tỉnh đang đầu tư xây dựng ở đây một âu thuyền trú bão khá lớn và cảng cá, trị giá hơn 140 tỷ đồng, dự kiến năm 2011 hoàn thành. Ðây là vấn đề mà làng cá Xuân Hội đang mong mỏi để đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần cho tàu xa bờ. Theo Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Hội Võ Văn Tùng, nhiều người dân trong xã đang bàn tính hùn hạp vốn đầu tư hậu cảng cá (kho đông lạnh, nước đá, xăng dầu, ngư lưới cụ) và dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm để tăng giá trị đánh bắt. Ðây cũng là cơ hội để giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của Xuân Hội. Nuôi trồng thủy sản ở Xuân Hội được triển khai sớm nhất Hà Tĩnh. Nhưng do chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp và đầu tư chưa đúng tầm nên sau nhiều lần thất bát, họ quay về nuôi quảng canh, hiệu quả thấp. Hơn 20 năm trăn trở cùng tôm, nhưng Nghi Xuân chưa có nổi một trại tôm giống, cũng chưa có nhiều mô hình nuôi thâm canh bền vững và kiểm soát được dịch bệnh tôm giống... Nhưng về Xuân Hội lần này, có nhiều nét mới đáng ghi nhận. Ðó là việc hai ông Lê Ðề và Nguyễn Thanh Lê dám bỏ ra hơn một tỷ đồng, quai đê lấn biển gần 15 ha làm đầm nuôi tôm, cua. Ông Nguyễn Xuân Bút nhận 26 ha đầm nuôi tôm (trước đây của TNXP làm ăn thua lỗ), nay cho thu nhập lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Nhưng mới nhất là việc nguyên Bí thư Ðảng ủy xã Ðặng Văn Kỳ vừa nghỉ công tác đã mạnh dạn thuê lại 35 ha đồng lúa một vụ, năng suất thấp ở xứ đồng Phần Ninh, Phần Khang chuyển sang nuôi tôm. Ông Kỳ huy động hơn một tỷ đồng từ họ hàng và vay ngân hàng đầu tư làm đầm, kênh dẫn, cống lấy nước nuôi tôm công nghiệp. Hiện, hơn 1, 4 triệu con tôm thả cách đây một tháng đang phát triển tốt, hứa hẹn một mùa tôm bội thu. Số đầm tôm còn lại ông Kỳ vừa nuôi quảng canh vừa cải tạo dần sang nuôi công nghiệp... Nghi Xuân hiện có 470 ha nuôi trồng thủy sản, nhưng kết quả chưa tương xứng với tiềm năng. Theo đồng chí Nguyễn Thành Lương, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân đang có chủ trương chuyển đổi ruộng lúa một vụ năng suất thấp sang nuôi thủy sản; đồng thời, triển khai Ðề án nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh trên diện tích 537 ha ở bốn xã, từ Xuân Phổ đến Xuân Hội cùng một số trại giống tôm sạch bệnh, với số vốn đầu tư 150 tỷ đồng. Với dự án này, sẽ là tiền đề để nghề nuôi tôm phát triển và đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây. Ðể tiềm năng từ biển thành hiện thực Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, đồng chí Hoàng Ðình Hà khẳng định, bờ biển ở Nghi Xuân đều là những bãi ngang đầy cát trắng, biển xanh thơ mộng và có thể hình thành các bãi tắm đẹp, hoang sơ để thu hút du khách. Huyện đang tiến hành công tác quy hoạch các bãi tắm và có chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch biển, mà bãi tắm Xuân Thành là một thí dụ. Huyện và xã Xuân Thành đã quy hoạch và huy động nội lực, lồng ghép các dự án để làm đường giao thông, kè kênh nước ngọt chạy dọc bãi tắm... Bãi tắm này đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp tư nhân và cả nước bạn Lào đầu tư vào đây hơn 250 tỷ đồng xây dựng nhiều khách sạn, nhà nghỉ, với 600 phòng nghỉ các loại. Công ty Hồng Lam - Xuân Thành đang chuẩn bị đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, sân gôn, khu vui chơi... Hằng năm, bãi tắm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong, ngoài tỉnh và quốc tế. Riêng sáu tháng đầu năm 2010, Xuân Thành đã thu hút hơn 200 nghìn lượt khách du lịch. Tuy nhiên, các bãi tắm đẹp ở Nghi Xuân cần thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp hơn về du lịch. Ðến Nghi Xuân, ngoài việc đi tắm biển, thưởng thức hải sản, du khách còn có thể tham quan các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử văn hóa Ðại thi hào Nguyễn Du, Ðại tướng quân Nguyễn Công Trứ, làng Cổ Ðảm - nôi ca trù Việt Nam vừa được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể... hay thăm du lịch tâm linh (Ðền Hoàng Mười, Ðền Hội Thống, Ðền Tả Ao...). Huyện Nghi Xuân đang hoàn chỉnh quy hoạch Khu văn hóa du lịch Nguyễn Du, tạo thành một khu du lịch văn hóa hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc của Danh nhân văn hóa Thế giới - Ðại thi hào Nguyễn Du. Ðây sẽ là điểm hút du khách đến với Nghi Xuân nhiều hơn... Ðặc biệt, sau khi tuyến đường ven biển quốc gia qua hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đi vào hoạt động, Nghi Xuân có thêm một cây cầu nữa bắc qua sông Lam, chắc chắn Nghi Xuân sẽ trở thành điểm nhấn thu hút đầu tư hấp dẫn về du lịch biển vì được nối với chuỗi du lịch biển từ Cửa Lò, Cửa Hội đến Nghi Xuân. Bên cạnh đó, nhờ có cửa biển và sông Lam, tạo điều kiện cho Nghi Xuân phát triển hệ thống cảng (thương cảng, cảng quân sự và cảng cá). Thương cảng Xuân Hải cho phép tàu có tải trọng hàng nghìn tấn vào làm hàng. Ðây là cửa ngõ phía bắc Hà Tĩnh để mỗi năm xuất nhập hàng trăm nghìn tấn hàng hóa. Theo đồng chí Hoàng Ðình Hà, Ðại hội Ðảng bộ cấp cơ sở ở Nghi Xuân vừa tổ chức thành công tốt đẹp. Cùng với sự thống nhất, đoàn kết của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Ðảng các cấp đề ra; an sinh xã hội được bảo đảm; các địa phương đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu nông thôn mới; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như hệ thống giao thông, các tuyến đê biển, đê sông và kè chống sạt lở đang được triển khai... trong đó có phần đóng góp đáng kể của ngành kinh tế biển. Ðây cũng là tiền đề để Nghi Xuân tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo sự bứt phá thời gian tới.
Nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới ở Bình Dương, ngày 20-9, Báo Bình Dương kết hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lớp đào tạo "Nông dân thành doanh nhân" cho 20 chủ trang trại trồng trọt, chăn nuôi và cán bộ hội của 4...
Ý kiến bạn đọc