Quặng sắt (dưới dạng đá ong) có hầu khắp ở các vùng duyên hải và vùng đồi núi thấp trong tỉnh, tập trung nhất ở Bình Sơn và Mộ Đức. Cao Lanh về trữ lượng xếp hàng thứ hai sau các quặng bô-xít và sắt, có nhiều ở Sơn Hà, Sơn Tịnh, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sành sứ, làm chất độn, thuốc trừ sâu, công nghiệp giấy và xà phòng. Silimanit ở Hưng Nhượng (Tịnh Đông – Sơn Tịnh) là nguồn nguyên liệu chịu lửa. Graphit ở Hưng Nhượng là nguồn nguyên liệu cho kỹ nghệ điện, kỹ nghệ đá, làm bút chì, đang được khai thác, có hàm lượng các-bon cao. Quặng vàng dưới dạng phù sa lẫn vàng ở Nghĩa Điền, Long Giang, ở vùng thượng lưu ven sông Trà Khúc. Đá vôi, san hô dùng cho xây dựng và phân bón có nhiều ở Lý Sơn, Ba Làng An (Bình Sơn), Sa Huỳnh. Cát trắng (cát thạch anh) nguyên liệu dùng để chế tạo thuỷ tinh có nhiều ở Bình Thạnh (Bình Sơn) và Tru Chổi (Đức Phổ).
Quảng Ngãi còn có nhiều suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh, nhiệt độ từ 400C đến 600C, nằm rải rác từ đồng bằng đến miền núi như ở Hà Thanh, Vin Cao, Vi-Mang-song, Đăc Joan (Sơn Hà), ở Lộc Thịnh, Bình Hòa (Bình Sơn), ở An Bình Trai (Sơn Tịnh), ở Hoà Thuận (Nghĩa Hành), ở Đàn Lương, Thạch Trụ (Mộ Đức).
Hoạt động của tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới ở Vũng Tàu:
Ý kiến bạn đọc