Bình tĩnh là một trạng thái tâm lý của con người. Trước những rắc rối, việc không may mắn, việc bất ngờ xảy đến, thái độ của họ vô cùng bình thường như không có chuyện gì. Từ cách nói chuyện, biểu cảm đến hành động đều giống ngày thường, khiến người khác không nhận ra họ vừa trải qua biến cố hay vừa có việc không như ý ập đến. Những người bình tĩnh thường là những người vô cùng lý trí, không hoảng hốt, cuống cuồng hay nóng vội. Trước những tình huống bất ngờ họ luôn là người có cái nhìn đúng đắn, phân tích đúng sai trước khi đưa ra quyết định cuối cùng và luôn làm chủ được hành động của mình.
Bình tĩnh là một thái độ sống tích cực mà ai cũng cần có. Một người bình tĩnh thường là người thành công, lịch thiệp và khí chất. Vậy bạn có là người bình tĩnh?
“Tâm không bình, khí không hòa thì lời nói hay lỗi lầm”
Trước cuộc sống nhiều biến động, bình tĩnh là một trong những tâm thái cần có để bạn làm chủ được hành động của mình. Vậy bình tĩnh là gì, làm cách nào để giữ được bình tĩnh, chúng ta cùng khám phá nhé!
Bình tĩnh là gì?
Bình tĩnh là một trạng thái tâm lý của con người. Trước những rắc rối, việc không may mắn, việc bất ngờ xảy đến, thái độ của họ vô cùng bình thường như không có chuyện gì. Từ cách nói chuyện, biểu cảm đến hành động đều giống ngày thường, khiến người khác không nhận ra họ vừa trải qua biến cố hay vừa có việc không như ý ập đến.
Những người bình tĩnh thường là những người vô cùng lý trí, không hoảng hốt, cuống cuồng hay nóng vội. Trước những tình huống bất ngờ họ luôn là người có cái nhìn đúng đắn, phân tích đúng sai trước khi đưa ra quyết định cuối cùng và luôn làm chủ được hành động của mình.
Các nguyên nhân gây mất bình tĩnh
Mất bình tĩnh thường xảy ra khi chúng ta gặp phải một tình huống bất ngờ theo chiều hướng xấu, một sự việc ngoài sức chịu đựng, ngoài tầm kiểm soát. Khi đó bạn rối trí, hoảng loạn và cuống cuồng dẫn đến không biết xử lý sự việc như thế nào.
Bạn cũng có thể mất bình tĩnh trong các cuộc tranh luận, cãi vã. Ở trường hợp này nếu không giữ vững tâm lý, người mất bình tĩnh thường sẽ nói ra những lời nói xúc phạm, nặng lời khiến mối quan hệ tệ đi, về sau thường hối hận.
Ngoài ra, còn có một trường hợp nữa là mất bình tĩnh trước đám đông, những người e dè, rụt rè khi đứng trước nhiều người thường sẽ run rẩy, ứng xử kém,…
Còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự mất bình tĩnh, đôi khi chính vì bản thân quá nóng vội, nóng tính cũng dễ dàng khiến bạn bực dọc, khó chịu, mất bình tĩnh.
Cách giữ bình tĩnh trong cuộc sống
Xác định yếu tố gây mất bình tĩnh
Trước tiên, bạn cần xác định những việc dễ khiến bạn mất bình tĩnh và điều chỉnh lại nó cho hợp lý. Việc này sẽ khiến cuộc sống dễ chịu hơn, những cơn bực dọc vô cớ cũng sẽ không còn.
Từ những việc nhỏ nhặt cũng có thể dễ dàng nhận biết được bạn là người mất bình tĩnh. Ví như những lúc kẹt đường, công việc quá tải, trễ giờ,… bạn cuống cuồng và quạu quọ, đổ lỗi cho đủ thứ lý do thì đó chính là những yếu tố khiến bạn mất bình tĩnh. Khi đã xác định được nguyên do thì bạn hãy tìm cách gỡ rối nó.
Chẳng hạn, đường đi làm ngày nào cũng ùn tắc giao thông thì bạn hãy thức sớm hơn và đi làm sớm hơn, sẽ không phải cuống cuồng và vội vã vì sợ trễ giờ. Đến công ty cũng thoải mái, nhấm nháp một chút cà phê sáng trước khi bắt đầu làm việc sẽ khiến bạn thư thái, công việc từ đó cũng hiệu quả, năng suất hơn.
Nếu bạn mất bình tĩnh khi nhận những lời chê bai thì thay vì khó chịu, hậm họe hãy học cách nhìn lại bản thân và nỗ lực hơn. Việc nỗ lực chẳng những giúp bạn giỏi giang, thông thái mà còn là cách tốt nhất để chứng minh cho người khác thấy năng lực của bản thân.
Tập kỹ thuật thở cơ hoành
Lời khuyên của bác sĩ đưa ra những khi mất bình tĩnh đó là hít thở sâu và thở cơ hoành là cách có thể giúp thư giãn cơ thể, kiểm soát cơn giận tốt hơn.
Theo nghiên cứu vào năm 2017, tác giả nghiên cứu chia ra 2 nhóm người, một nhóm thở cơ hoành và nhóm còn lại không điều trị gì cả. Kết quả cho thấy nhóm thở cơ hoành có nồng độ cortisol (một loại hormone liên quan đến sự căng thẳng) thấp và khả năng chú ý tốt hơn.
Các bước thực hiện phương pháp thở cơ hoành:
Nằm trên một bề mặt phẳng, gối đầu bằng gối với hai chân hơi co.
Đặt tay phải lên ngực, tay trái đặt trên bụng ngay dưới bờ sườn để cảm nhận được sự di chuyển của cơ hoành khi hít thở.
Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển.
Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Nhai kẹo cao su
Theo một nghiên cứu vào năm 2016, những người nhai kẹo cao su khi căng thẳng đã có tâm trạng tốt hơn, triệu chứng trầm cảm, lo lắng cũng giảm đi.
Một nghiên cứu khác vào năm 2009 cũng cho thấy nhai kẹo cao su giúp tăng sự bình tĩnh. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có thể khi nhai kẹo cao su lưu lượng máu đến não tăng lên giúp não hoạt động và kiểm soát tốt hơn.
Ghi lại cảm xúc qua nét chữ
Một nghiên cứu vào năm 2017 với 66 người, mỗi ngày họ ghi chép lại các sự kiện chấn thương, sự việc căng thẳng trong 20 phút. Kết quả nhận được là khả năng đối phó cảm xúc, khả năng giao tiếp của họ được cải thiện.
Từ đó cho thấy việc ghi chép lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân cũng là một trong những cách giúp kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh hiệu quả.
Nghe nhạc
Theo một nghiên cứu, khi nghe nhạc người đang căng thẳng sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Âm nhạc có thể giúp cơ thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn.
Tập Yoga
Việc tập luyện yoga mỗi ngày chẳng những là một cách giữ bình tĩnh tốt mà còn là liều thuốc quý cho sức khỏe. Những lợi ích mà yoga mang lại có tác động lên cả thể chất lẫn tinh thần, cụ thể:
Giảm đau mãn tính
Giảm căng thẳng, lo lắng
Cải thiện triệu chứng trầm cảm
Cải thiện tính linh hoạt
Tăng cường sức mạnh tổng thể
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cải thiện chất lượng cuộc sống và giấc ngủ
Chia sẻ với bạn bè, người thân
Thay vì giữ trong lòng, việc thổ lộ tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cũng giúp bạn bình tĩnh lại và thoải mái hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tôn trọng người lắng nghe và thổ lộ theo chiều hướng tâm sự để họ không cảm thấy bản thân là “thùng rác” cho bạn trút giận.
Ngoài ra, không phải ai cũng là người đáng để tâm sự, “niềm vui chia sẻ sai người sẽ biến thành khoe khoang, khó khăn chia sẻ sai người sẽ biến thành chuyện cười cho thiên hạ”, do đó nếu tâm sự không đúng người, biết đâu đó lại là nguồn cơn đưa bạn vào một tình huống khó chịu khác.
Thay đổi cách suy nghĩ
Trong mọi tình huống luôn có 2 mặt cả tích cực và tiêu cực nên chúng ta cần phải bình tĩnh và phân tích kỹ lưỡng. Một trong những yếu tố quyết định đến tâm trạng của bạn nhiều hơn cả đó chính là cách suy nghĩ của bạn. Nếu bạn nhìn sự việc theo chiều hướng tích cực bạn sẽ thấy hướng đi mới, còn nếu bạn luôn mất bình tĩnh thì sẽ làm mọi việc rối hơn, tệ hơn.
Ý kiến bạn đọc